Danh mục tài liệu

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề bằng bài tập tình huống trong dạy học 'sinh thái học' (sinh học 12) ở trường trung học phổ thông

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.64 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các nguyên tắc, quy trình xây dựng và quy trình sử dụng bài tập tình huống để dạy học các kiến thức Sinh thái học nhằm góp phần nâng cao kiến thức Sinh thái học và năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề bằng bài tập tình huống trong dạy học “sinh thái học” (sinh học 12) ở trường trung học phổ thông VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 212-217 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC “SINH THÁI HỌC” (SINH HỌC 12) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Hồng Quyên - Trường Trung học phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng Ngày nhận bài: 08/05/2018; ngày sửa chữa: 11/05/2018; ngày duyệt đăng: 15/05/2018. Abstract: Problem solving is one of the core competencies that need to be formed for learners because this competence plays an important role in helping learners deal with situations that occur frequently during learning and in their life. The paper presents the principles, steps of building and applying cases to teach ecological knowledge with aim to improve ecological knowledge and enhance ability of solving problems for learners. Keywords: Competence, problem solving ability, case study, Ecology. 1. Mở đầu Quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, từ đó phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất của người học là quan điểm dạy học phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Để đạt được mục tiêu đó, phải đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra, đánh giá. Dạy học bằng bài tập tình huống (BTTH) là PPDH đưa học sinh (HS) vào những tình huống có thực hoặc giả định. Khi đó, HS sẽ phải huy động tối đa kiến thức, kinh nghiệm mình có để giải quyết tình huống đặt ra. Trong BTTH có bối cảnh, có nhân vật, có cốt truyện, có vấn đề cần HS giải quyết nên BTTH có thể kích thích cao sự tham gia tích cực, sự tư duy, sáng tạo của HS vào quá trình học tập; HS có thể vận dụng những kiến thức học được thông qua giải quyết vấn đề (GQVĐ) của BTTH vào giải quyết những tình huống tương tự, từ đó phát triển năng lực cho HS, đặc biệt là năng lực GQVĐ. Kiến thức Sinh thái học là những kiến thức phổ thông, cơ bản, về mặt lí thuyết nó không quá khó đối với người học. Bên cạnh đó, phần kiến thức Sinh thái học lại có rất nhiều nội dung gần gũi với đời sống, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong thực tiễn. Đây là điều thuận lợi cho việc xây dựng và sử dụng BTTH để dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Bài tập tình huống và vai trò của bài tập tình huống trong dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Theo Nguyễn Đình Nhâm và Nguyễn Thị Nam (2016), “BTTH dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc dưới dạng bài tập. Khi giải quyết được những bài tập ấy sẽ vừa có tác dụng củng cố kiến thức vừa rèn luyện được những kĩ năng cần thiết” [1; tr 60]. Tác giả Phan Thị Thu Hiền (2015) cho rằng, “BTTH trong dạy học là bài tập chứa đựng các tình huống khác nhau, chứa đựng các mâu thuẫn nhận thức tạo ra động lực thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo của HS góp phần nâng cao chất lượng dạy và học” [2; tr 24]. Từ những phân tích và tổng hợp các ý kiến trên, chúng tôi cho rằng, BTTH trong dạy học là bài tập chứa đựng các tình huống thực tế hoặc giả định khác nhau, chứa đựng các mâu thuẫn nhận thức tạo ra động lực thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo của HS, vừa giúp HS củng cố, chiếm lĩnh tri thức vừa rèn luyện được các kĩ năng cần thiết. Nhiều tác giả đã đưa ra định nghĩa về năng lực GQVĐ như: đánh giá PISA (2012) của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD); Phan Đồng Châu Thủy và Nguyễn Thị Ngân (2017) [3]. Các tác giả cho rằng, năng lực GQVĐ được bộc lộ trong quá trình cá nhân đó giải quyết các tình huống có vấn đề. Để giải quyết được các tình huống đó một cách hiệu quả, cá nhân phải có thái độ tích cực và nguồn tri thức, kĩ năng phù hợp. Vì vậy, năng lực GQVĐ là khả năng của một cá nhân huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của mình để giải quyết các tình huống có vấn đề một cách hiệu quả, tích cực và sáng tạo. Tình huống có vấn đề là “chìa khóa”, là khâu then chốt của dạy học GQVĐ. Một trong những vai trò của dạy học GQVĐ là rèn luyện cho HS năng lực phát hiện, GQVĐ và sáng tạo. Từ đó, có thể xác định được vai trò của dạy học bằng BTTH đối với sự phát triển năng lực GQVĐ như sau: - BTTH được sử dụng như một phương tiện để dạy học GQVĐ, thông qua dạy học GQVĐ phát triển năng lực GQVĐ cho HS. 212 Email: quyendtnt@gmail.com VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 212-217 - Dạy học bằng BTTH đặt chủ thể nhận thức vào các tình huống đa dạng khác nhau, từ đó giúp cho chủ thể nhận thức phát triển năng lực GQVĐ một cách toàn diện, ứng phó tốt với mọi tình huống, mọi vấn đề gặp phải trong học tập cũng như trong cuộc sống. - Dạy học bằng BTTH sẽ rèn luyện cho người học việc GQVĐ theo quy trình, vì vậy sẽ hình thành ở người học những kĩ năng, kĩ xảo thành thục, chính xác, phù hợp giúp cho người học GQVĐ hiệu quả qua đó phát triển ngày càng cao năng lực GQVĐ cho người học. - BTTH như “tác nhân” kích thích, tác động vào người học là ...

Tài liệu có liên quan: