Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam - Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn
Số trang:
Loại file: pdf
Dung lượng: 177.10 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này phân tích bốn vấn đề của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ở Việt Nam, từ cả góc độ lý thuyết và thực tiễn, đó là: thất bại thông tin, thất bại điều phối, chính sách khuyến khích và khoảng cách công nghệ. Mới các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam - Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn BAN KINH TẾ TRUNG ƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Nguyễn Xuân Lâm* Tóm tắt Bài viết này phân tích bốn vấn đề của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ở Việt Nam từ cả khía cạnh lý thuyết và góc độ thực tiễn, đó là: thất bại thông tin, thất bại điều phối, chính sách khuyến khích, và khoảng cách công nghệ. Thứ nhất, mối liên kết giữa các nhà cung ứng nội địa và các nhà lắp ráp vẫn bị cản trở bởi thất bại thông tin. Thứ hai, thiếu sự điều phối ở cấp độ vĩ mô dẫn đến hoạch định chính sách không đủ tốt, ở cấp độ vi mô khiến cho đội ngũ doanh nghiệp làm CNHT phân tán và nhỏ lẻ. Thứ ba, chính sách khuyến khích gián tiếp và không có tính đặc thù cho nên sự tham gia vào lĩnh vực CNHT thấp hơn mức tối ưu. Thứ tư, khoảng cách công nghệ quá xa so với các nhà lắp ráp là rào cản mà các nhà cung ứng nội địa khó tự mình vượt qua. Bài viết này đề xuất rằng, mạng lưới liên kết với đầu mối là hiệp hội doanh nghiệp CNHT sẽ góp phần sửa chữa thất bại thông tin và thất bại điều phối ở cấp độ vi mô. Một cơ quan quản lý chuyên trách về lĩnh vực CNHT và đủ quyền lực sẽ giúp giải quyết vấn đề điều phối ở cấp độ vĩ mô. Chính sách khuyến khích trực tiếp, đặc thù sẽ làm tăng sự tham gia vào ngành CNHT. Khoảng cách công nghệ sẽ được lấp đầy bằng cách chú trọng thu hút cả các nhà lắp ráp ở trình độ công nghệ bậc trung, đồng thời có chương trình đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ cho các nhà cung ứng nội địa. Từ khóa: công nghiệp hỗ trợ, thất bại thông tin, thất bại điều phối, chính sách khuyến khích, khoảng cách công nghệ 1. Đặt vấn đề Phát triển CNHT thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngành CNHT cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, CNHT của Việt Nam hiện nay vẫn còn yếu và thiếu. Kết quả khảo sát năm 2013 của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp CNHT trên doanh nghiệp công nghiệp chính chỉ là 2,07 lần, trong đó thấp nhất là ngành cơ khí (1,7 lần), cao nhất là ngành ô tô (5 lần). Đây là tỷ lệ rất thấp khi so sánh với các nước trong khu vực, chẳng hạn như tỷ lệ này của Thái Lan là trên 50 lần. Hơn nữa, CNHT của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu và chỉ sản xuất những sản phẩm thâm dụng lao động. Như vậy, dù hình thành từ khá lâu nhưng đến nay, ngành CNHT của Việt Nam vẫn không tạo được bước đột phá nào đáng kể. * Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 61 BAN KINH TẾ TRUNG ƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Mục tiêu của bài viết này là phân tích từ cả khía cạnh lý thuyết và góc độ thực tiễn về một số vấn đề đặc thù mà ngành CNHT ở Việt Nam đang đối diện. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm phát triển một cộng đồng doanh nghiệp CNHT vững mạnh. Phần còn lại của bài viết được cấu trúc như sau. Mục 2 thảo luận một số luận điểm lý thuyết. Mục 3 phân tích bốn vấn đề đang đặt ra cho ngành CNHT của Việt Nam. Cuối cùng, Mục 4 khuyến nghị chính sách. 2. Một số luận điểm lý thuyết Việc phát triển ngành CNHT ở một nước công nghiệp hóa đi sau thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển có thể đối diện với bốn vấn đề. Những vấn đề này lần lượt được thảo luận dưới đây. Thất bại thông tin Khi doanh nghiệp đưa ra những quyết định thiếu hiểu biết do thông tin thiếu chính xác và không đầy đủ thì thất bại thông tin xảy ra. Thất bại thông tin làm đứt quãng sự giao tiếp giữa nhà cung ứng linh phụ kiện tiềm năng với nhà lắp ráp (Mori, 2005). Có hai loại thất bại thông tin ở thị trường của một nước đang phát triển. Thứ nhất, thất bại thông tin cơ bản diễn ra khi nhà lắp ráp và nhà cung ứng nội địa không biết về cung và cầu của nhau, dù rằng nhà lắp ráp muốn nội địa hóa linh phụ kiện trong khi nhà cung ứng nội địa có khả năng sản xuất. Thứ hai là lỗ hổng thông tin về tiêu chuẩn chất lượng giữa nhà lắp ráp và nhà cung ứng nội địa. Nhà cung ứng nội địa nắm được nhu cầu của nhà lắp ráp và thậm chí là tìm cách tiếp cận, nhưng lại không hiểu đúng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm của nhà lắp ráp. Vấn đề ở đây là các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa không có đủ cơ hội để biết về nhu cầu hoặc để tìm hiểu về tiêu chuẩn chất lượng của các nhà lắp ráp. Bởi vì thị trường không giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, cho nên sự can thiệp chính sách đúng đắn có thể góp phần phát triển ngành CNHT (UNCTAD, 2001). Quyết định nội địa hóa nguồn cung ứng cần nhiều sự trao đổi và giao thiệp về mặt thông tin và kỹ thuật để đạt được hiệu quả (UNCTAD, 2001). Điều này có nghĩa là việc thiết lập mối liên kết giữa nhà lắp ráp và nhà cung ứng là một tiến trình rất tốn kém các chi phí giao dịch. Nhiều nỗ lực được cần đến để xác định nhà cung ứng nội địa thích hợp và bảo đảm rằng họ có thể đáp ứng chính xác nhu cầu của nhà lắp ráp. Đồng thời, dòng thông tin liên tục từ nhà lắp ráp là cần thiết để nhà cung ứng nội địa điều phối kế hoạch sản xuất và đầu tư, giảm bớt các chi phí giao dịch và tối ưu hóa hoạt động giao hàng. Tiến trình hai chiều này có thể được tạo điều kiệu thuận lợi bởi những định chế trung gian như là phòng thương mại hoặc hiệp hội kinh doanh (Doner & Schneider, 2000). Ví dụ, hiệp hội kinh doanh sẽ đóng vai trò là kênh trao đổi thông tin, bao gồm những dữ liệu cụ thể về cơ hội làm thầu phụ hay cơ hội thiết lập những mối liên kết. Thất bại điều phối Chất lượng chính sách cho lĩnh vực CNHT không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam - Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn BAN KINH TẾ TRUNG ƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Nguyễn Xuân Lâm* Tóm tắt Bài viết này phân tích bốn vấn đề của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ở Việt Nam từ cả khía cạnh lý thuyết và góc độ thực tiễn, đó là: thất bại thông tin, thất bại điều phối, chính sách khuyến khích, và khoảng cách công nghệ. Thứ nhất, mối liên kết giữa các nhà cung ứng nội địa và các nhà lắp ráp vẫn bị cản trở bởi thất bại thông tin. Thứ hai, thiếu sự điều phối ở cấp độ vĩ mô dẫn đến hoạch định chính sách không đủ tốt, ở cấp độ vi mô khiến cho đội ngũ doanh nghiệp làm CNHT phân tán và nhỏ lẻ. Thứ ba, chính sách khuyến khích gián tiếp và không có tính đặc thù cho nên sự tham gia vào lĩnh vực CNHT thấp hơn mức tối ưu. Thứ tư, khoảng cách công nghệ quá xa so với các nhà lắp ráp là rào cản mà các nhà cung ứng nội địa khó tự mình vượt qua. Bài viết này đề xuất rằng, mạng lưới liên kết với đầu mối là hiệp hội doanh nghiệp CNHT sẽ góp phần sửa chữa thất bại thông tin và thất bại điều phối ở cấp độ vi mô. Một cơ quan quản lý chuyên trách về lĩnh vực CNHT và đủ quyền lực sẽ giúp giải quyết vấn đề điều phối ở cấp độ vĩ mô. Chính sách khuyến khích trực tiếp, đặc thù sẽ làm tăng sự tham gia vào ngành CNHT. Khoảng cách công nghệ sẽ được lấp đầy bằng cách chú trọng thu hút cả các nhà lắp ráp ở trình độ công nghệ bậc trung, đồng thời có chương trình đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ cho các nhà cung ứng nội địa. Từ khóa: công nghiệp hỗ trợ, thất bại thông tin, thất bại điều phối, chính sách khuyến khích, khoảng cách công nghệ 1. Đặt vấn đề Phát triển CNHT thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngành CNHT cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, CNHT của Việt Nam hiện nay vẫn còn yếu và thiếu. Kết quả khảo sát năm 2013 của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp CNHT trên doanh nghiệp công nghiệp chính chỉ là 2,07 lần, trong đó thấp nhất là ngành cơ khí (1,7 lần), cao nhất là ngành ô tô (5 lần). Đây là tỷ lệ rất thấp khi so sánh với các nước trong khu vực, chẳng hạn như tỷ lệ này của Thái Lan là trên 50 lần. Hơn nữa, CNHT của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu và chỉ sản xuất những sản phẩm thâm dụng lao động. Như vậy, dù hình thành từ khá lâu nhưng đến nay, ngành CNHT của Việt Nam vẫn không tạo được bước đột phá nào đáng kể. * Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 61 BAN KINH TẾ TRUNG ƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Mục tiêu của bài viết này là phân tích từ cả khía cạnh lý thuyết và góc độ thực tiễn về một số vấn đề đặc thù mà ngành CNHT ở Việt Nam đang đối diện. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm phát triển một cộng đồng doanh nghiệp CNHT vững mạnh. Phần còn lại của bài viết được cấu trúc như sau. Mục 2 thảo luận một số luận điểm lý thuyết. Mục 3 phân tích bốn vấn đề đang đặt ra cho ngành CNHT của Việt Nam. Cuối cùng, Mục 4 khuyến nghị chính sách. 2. Một số luận điểm lý thuyết Việc phát triển ngành CNHT ở một nước công nghiệp hóa đi sau thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển có thể đối diện với bốn vấn đề. Những vấn đề này lần lượt được thảo luận dưới đây. Thất bại thông tin Khi doanh nghiệp đưa ra những quyết định thiếu hiểu biết do thông tin thiếu chính xác và không đầy đủ thì thất bại thông tin xảy ra. Thất bại thông tin làm đứt quãng sự giao tiếp giữa nhà cung ứng linh phụ kiện tiềm năng với nhà lắp ráp (Mori, 2005). Có hai loại thất bại thông tin ở thị trường của một nước đang phát triển. Thứ nhất, thất bại thông tin cơ bản diễn ra khi nhà lắp ráp và nhà cung ứng nội địa không biết về cung và cầu của nhau, dù rằng nhà lắp ráp muốn nội địa hóa linh phụ kiện trong khi nhà cung ứng nội địa có khả năng sản xuất. Thứ hai là lỗ hổng thông tin về tiêu chuẩn chất lượng giữa nhà lắp ráp và nhà cung ứng nội địa. Nhà cung ứng nội địa nắm được nhu cầu của nhà lắp ráp và thậm chí là tìm cách tiếp cận, nhưng lại không hiểu đúng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm của nhà lắp ráp. Vấn đề ở đây là các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa không có đủ cơ hội để biết về nhu cầu hoặc để tìm hiểu về tiêu chuẩn chất lượng của các nhà lắp ráp. Bởi vì thị trường không giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, cho nên sự can thiệp chính sách đúng đắn có thể góp phần phát triển ngành CNHT (UNCTAD, 2001). Quyết định nội địa hóa nguồn cung ứng cần nhiều sự trao đổi và giao thiệp về mặt thông tin và kỹ thuật để đạt được hiệu quả (UNCTAD, 2001). Điều này có nghĩa là việc thiết lập mối liên kết giữa nhà lắp ráp và nhà cung ứng là một tiến trình rất tốn kém các chi phí giao dịch. Nhiều nỗ lực được cần đến để xác định nhà cung ứng nội địa thích hợp và bảo đảm rằng họ có thể đáp ứng chính xác nhu cầu của nhà lắp ráp. Đồng thời, dòng thông tin liên tục từ nhà lắp ráp là cần thiết để nhà cung ứng nội địa điều phối kế hoạch sản xuất và đầu tư, giảm bớt các chi phí giao dịch và tối ưu hóa hoạt động giao hàng. Tiến trình hai chiều này có thể được tạo điều kiệu thuận lợi bởi những định chế trung gian như là phòng thương mại hoặc hiệp hội kinh doanh (Doner & Schneider, 2000). Ví dụ, hiệp hội kinh doanh sẽ đóng vai trò là kênh trao đổi thông tin, bao gồm những dữ liệu cụ thể về cơ hội làm thầu phụ hay cơ hội thiết lập những mối liên kết. Thất bại điều phối Chất lượng chính sách cho lĩnh vực CNHT không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Ngành công nghiệp hỗ trợ Ngành công nghiệp hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam Thất bại thông tin Thất bại điều phốiTài liệu có liên quan:
-
1032 trang 131 0 0
-
10 trang 52 0 0
-
Liên kết phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
6 trang 38 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển công nghiệp Việt Nam
36 trang 31 0 0 -
Giáo trình Kinh tế Việt Nam: Phần 2
203 trang 28 0 0 -
Đề tài: Địa lí kinh tế Việt Nam - Công nghiệp
75 trang 28 0 0 -
Một số giải pháp phát triển công nghiệp Việt Nam
11 trang 27 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: thực trạng và phương hướng phát triển
92 trang 27 0 0 -
Tiểu luận: Các ngành công nghiệp trọng điểm
41 trang 24 0 0 -
Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô: Phần 2
54 trang 23 0 0