Danh mục tài liệu

Phát triển thương mại điện tử tại Kon Tum: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 479.02 KB      Lượt xem: 50      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu cung cấp một góc nhìn chi tiết về thực trạng phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Thực hiện khảo sát đối với 160 cư dân địa phương, đồng thời thu thập và phân tích một số dữ liệu thứ cấp, bài viết chỉ ra các tiềm năng, thách thức của phát triển thương mại điện tử tại địa phương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp cũng như chính quyền địa phương trong việc khai thác lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thương mại điện tử tại Kon Tum: Thực trạng và giải pháp Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI KON TUM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DEVELOPING E-COMMERCE IN KONTUM: THE REAL SITUATION AND SOLUTIONS Nguyễn Thị Tâm Hiền, Nguyễn Thị Phương Thảo Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Email: nttamhien@kontum.udn.vn ntpthao@kontum.udn.vn Tóm tắt Nghiên cứu cung cấp một góc nhìn chi tiết về thực trạng phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Thực hiện khảo sát đối với 160 cư dân địa phương, đồng thời thu thập và phân tích một số dữ liệu thứ cấp, bài viết chỉ ra các tiềm năng, thách thức của phát triển thương mại điện tử tại địa phương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp cũng như chính quyền địa phương trong việc khai thác lĩnh vực đầy tiềm năng này. Từ khóa: Phát triển Thương mại điện tử, Kon Tum, Internet Abstract The study provide detailed view of the actual situation of e-commerce development in Kon Tum provice. Based on surveying 160 residents, accompanied with collecting and analyzing other secondary data, this article points out the potentials and challenge to Kon Tum in enhancing e-commerce process. From this analysis, the authors suggests several useful solution to business and local authority in exploring this essential area. Key words: E-commerce Development, Kon Tum, Internet 1. Giới thiệu 1.1. Các vấn đề chung về thương mại điện tử Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều thay đổi đột phá trong sản xuất và kinh doanh, trong đó có sự lan tỏa mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT). Nhờ có sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, TMĐT hay cụ thể là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quá trình kinh doanh bằng các phương tiện điện tử đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tất cả các hoạt động như: mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ ngày nay đều có thể thực hiện qua web và Internet, với tốc độ nhanh chóng và chi phí rẻ hơn rất nhiều so với hình thức giao dịch truyền thống. Vì vậy, hầu hết các công ty bán hàng lập nên hiện nay đa số đều là các công ty TMĐT và mua sắm qua mạng đã trở thành thói quen hàng ngày của người tiêu dùng. Sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT đem lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất, các khách hàng của họ và cả nền kinh tế-xã hội nói chung. Ở góc độ nhà sản xuất, TMĐT có thể giúp các doanh nghiệp linh hoạt hơn trong tổ chức hoạt động kinh doanh và tiết kiệm chi phí tối đa. Một doanh nghiệp TMĐT không đòi hỏi nhiều không gian, các trụ sở hay văn phòng làm việc mà chỉ với các thiết bị công nghệ và mạng Internet, doanh nghiệp vẫn có thể quản lý tốt là tất cả các vấn đề của mình ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Với chi phí đầu tư ban đầu ít và vận dụng hệ thống dữ liệu số, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên toàn cầu. Điều này cho phép doanh nghiệp tìm kiếm các đầu vào giá thấp và bán được nhiêu sản phẩm hơn. Các chi phí marketing cũng được cắt giảm, chẳng hạn doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với 1 click chuột. Quá trình đặt hàng, giao hàng và thanh toán cũng được đẩy nhanh, tiết kiệm hàng tỷ chi phí hoạt động và hàng tồn kho. Ở góc độ người tiêu dùng, các khách hàng TMĐT sẽ có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ vì các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Hiệu quả tiết kiệm chi phí từ người bán dẫn đến giá thành sản phẩm 545 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 thấp hơn, nhờ đó người mua có thể mua được sản phẩm rẻ hơn và nhanh hơn. Nhìn chung, TMĐT rút ngắn khoảng cách giữa người bán và người mua, tạo điều kiện thúc đẩy các giao dịch thương mại diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, thường xuyên hơn, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. Ngoài ra, việc có thể làm việc, mua sắm, giao dịch từ xa có thể giúp giảm tải nhu cầu đi lại, tai nạn và ô nhiễm môi trường, đem lại nhiều lợi ích xã hội. Với những lợi ích vượt trội, TMĐT trở thành một xu thế tất yếu của nền thương mại toàn cầu. Ở các nước phát triển, TMĐT đã được chú trọng đầu tư phát triển từ nhiều thập kỷ trước. Gần đây, sự bùng nổ về công nghệ và mạng máy tính đã tạo điều kiện cho lĩnh vực thương mại này ngày càng phát triển mạnh ...

Tài liệu có liên quan: