Danh mục tài liệu

Phát triển tín dụng nhà nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.65 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông thường, các chi phí giao dịch cao, rủi ro cao đòi hỏi phải nâng lãi suất cho vay cao hơn nhằm bù đắp rủi ro, và chi phí. Tuy nhiên, do cho vay chính sách với lãi suất ưu đãi nên tổ chức tài trợ chính sách vẫn giữ lãi suất ở mức thấp, nên hệ quả là các điều kiện cho vay ngặt nghèo, để đảm bảo việc hoàn trả nợ mà người vay tương đối mất nhiều thời gian
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển tín dụng nhà nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế Phát triển tín dụng nhà nước tronggiai đoạn hội nhập kinh tế quốc tếThông thường, các chi phí giao dịch cao, rủi rocao đòi hỏi phải nâng lãi suất cho vay cao hơnnhằm bù đắp rủi ro, và chi phí. Tuy nhiên, do cho vay chínhsách với lãi suất ưu đãi nên tổ chức tài trợ chính sách vẫngiữ lãi suất ở mức thấp, nên hệ quả là các điều kiện cho vayngặt nghèo, để đảm bảo việc hoàn trả nợ mà người vaytương đối mất nhiều thời gian (mặc dù hiện tại đã giảm đinhiều thủ tục). Kết quả là việc tiếp cận nguồn cung tín dụngchính sách của các nhà đầu tư cũng bị hạn chế.Xem xét, đánh giá các nguồn tài chính tài trợ cho phát triển kinhtế của VN trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Bởi lẽ, nếuchúng ta nắm được vai trò, vị trí, cách thức vận hành và pháttriển của chúng trong giai đoạn hội nhập, để từ đó chúng ta cóbiện pháp nhằm phát huy vai trò của chúng phục vụ cho côngcuộc phát triển kinh tế của đất nước một cách hiệu quả và chủđộng. Vì lý do đó bài viết này, xin được trình bày một vài vấn đềliên quan đến việc phát triển hoạt động tín dụng của nhà nướctrong giai đoạn hội nhập.Vai trò của tín dụng nhà nướcTín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chicủa ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãisuất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng,nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãisuất. Song tín dụng nhà nước có những ưu thế riêng, phát triểnhoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chingân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp,đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụngvốn.Cơ chế của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dướiáp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạchtoán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay đểbảo đảm khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, khả năng điềutiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khicác khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lạinhư trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngànhthen chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn...tăng lên sẽgóp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinhtế. Do đó, trong tương lai theo xu thế chung, Nhà nước sẽchuyển dần vốn ngân sách thành vốn tín dụng đầu tư của nhànước, do ảnh hưởng tích cực của vốn tín dụng nhà nước caohơn nhiều so với ảnh hưởng của vốn ngân sách.Hiện tại, hoạt động tín dụng nhà nước do Quỹ hỗ trợ phát triểnđảm nhận. Đây là một tổ chức tài chính nhà nước thực hiện việctài trợ chính sách. Với nhiệm vụ tiếp nhận và huy động các nguồnvốn để hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu theo chính sách củaNhà nước cho một số ngành, lĩnh vực then chốt cuả nền kinh tế,các vùng khó khăn và các chương trình kinh tế lớn của đất nước.Vai trò tích cực của tín dụng nhà nước ở VN trong chặng đườngphát triển kinh tế vừa qua có thể được tóm tắt qua một số mặtsau:Tín dụng nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đầu tư nhànước-nguồn vốn cơ bản tạo ra sự phát triển dài hạn của nền kinhtế.Trong 5 năm (2000-2004) Quỹ đã huy động vốn để đầu tư trên3.800 dự án với số vốn xấp xỉ 48.000 tỷ đồng. Với tư cách là “vốnmồi”, bằng việc đưa số tiền này, Quỹ đã động viên thêm khoảng60.000-70.000 tỷ đồng vốn tín dụng thương mại, vốn tự có củacác chủ đầu tư dành cho đầu tư phát triển. Nếu tính cả số dự ánđược nhận bàn giao từ Tổng cục đầu tư phát triển thì tới cuốinăm 2004, Quỹ đã quản lý trên 6.600 dự án, với số dư nợ trên69.000 tỷ đồng (vốn trong nước trên 35.000 tỷ đồng, vốn ODAcho vay lại gần 34.000 tỷ đồng. Điển hình là những chương trìnhdự án sau:Các dự án phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước: Quỹđã ký hợp đồng và đảm bảo vốn cho vay 13.000 tỷ đồng để đầutư 126 dự án cầu đường; 4.366 tỷ đồng để đầu tư 14 dự án tronglĩnh vực hàng không; 42.000 tỷ đồng để đầu tư 26 nhà máy phátđiện; 7.800 tỷ đồng để thực hiện 116 dự án cấp nước; 2.920 tỷđồng để đầu tư 80 dự án xây dựng hạ tầng kinh tế cửa khẩu, hạtầng khu công nghiệp.Các chương trình phát triển các ngành quan trọng của quốc gia:Quỹ đã đầu tư trên 4.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình đóngtàu biển; 650 tỷ đồng để hỗ trợ ngành đường sắt; 5.600 tỷ đồngcho chương trình xi măng; 2.500 tỷ đồng cho chương trình thép;trên 3.700 tỷ đồng cho chương trình tăng tốc phát triển ngành dệtmay; gần 6.700 tỷ đồng cho các dự án phát triển nông lâm thuỷsản;Các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn: Quỹ đã đầutư 5.300 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện chương trình27.000 km kênh mương nội đồng, trên 28.000 km đường giaothông nông thôn được bê tông hoá; trên 1.800 tỷ đồng để hỗ trợviệc tôn nền vượt lũ cụm tuyến dân cư Đồng bằng sông CửuLong.Các dự án phục vụ chiến lược xuất khẩu: Quỹ đã dành gầ ...