Danh mục tài liệu

Phép Lịch Sự Cơ Bản

Số trang: 21      Loại file: doc      Dung lượng: 105.00 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng ta thường nói : công bằng phải đi trước bác ái, sự trọng kính phảiđi trước tình yêu thương. Cũng vậy trong phạm vi giáo dục, chúng ta phảiđào luyện để trở thành một con người trước đã, rồi sau đó mới trở thànhngười Kitô hữu. Việc giáo dục nhân bản ( đào luyện trở nên người) phải đitrước những việc giáo dục hay đào luyện khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phép Lịch Sự Cơ Bản PhépLịch SựCơ Bản Nguồn: ERCT.COM MỞ ĐẦU LỊCH SỰ TRONG VIỆC CHÀO HỎI LỊCH SỰ TRONG VIỆC GIỚI THIỆU LỊCH SỰ TRONG CỬ CHỈ VÀ ĂN MẶC LỊCH SỰ TRONG LỜI NÓI LỊCH SỰ KHI RA ĐƯỜNG LỊCH SỰ NƠI CÔNG CỘNG LỊCH SỰ NƠI CÔNG SỞ VÀ NHÀ RIÊNG LỊCH SỰ QUA THƯ TỪ VÀ QUÀ TẶNG LỊCH SỰ QUA ĐIỆN THOẠI LỊCH SỰ KHI ĐI DỰ TIỆC LỊCH SỰ KHI ĐI CẮM TRẠI HAY DU NGOẠNMỞ ĐẦU 1. Phép Lịch Sự là gì ? Theo tiếng Pháp, lịch sự bởi chữ ‘poli’. Nghĩa là nhẵn bóng, được ưathích. Người lịch sự là người tuân giữ những nghi thức xã hội để chiếmđược cảm tình của những người xung quanh. Phép lịch sự (politesse) là tất cả những cách ăn nói và xử thế một cách tốtđẹp. Theo tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức, thì lịch sự có nghĩa là đẹp đẽ,xinh xắn, đồng thời còn là nhã nhặn, biết lễ phép. 2. Tại Sao Phải Giữ Phép Lịch Sự Nếu chúng ta chỉ sống một mình, trong một căn phòng riêng biệt, haytrong một nơi biệt lập, thì chúng ta nói năng, ăn mặc ra sao, chẳng ai thèmđể ý tới. Đầu tóc, áo quần, nhà cửa chúng ta thế nào tuỳ thích. Thế nhưng, chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sốngchung này chúng ta phải làm thế nào, để trở nên một con người dễ coi và dễthương. Ngày thường, nhà cửa chúng ta có thể bẩn thỉu, bề bộn… nhưngnếu có một nhân vật đến thăm, hẳn chúng ta phải dọn dẹp, quét tước chogọn ghẽ, sạch sẽ… Chuẩn bị tiếp đón nhân vật ấy. 3. Sự Cần Thiết Của Phép Lịch Sự Để hiểu rõ được sự cần thiết của phép lịch sự ấy, chúng ta thử trích dẫnmột vài câu danh ngôn : _ Lịch sự là bông hoa thơm của nhân loại. _ Lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng, có thể mở được mọi khung cửa. _ Người ta đòi hỏi gì ở một bông hoa, nếu không phải là hương. Ngườita đòi hỏi ở chúng ta điều gì, nếu không phải là phép lịch sự. _ Thà làm một thằng quỷ lịch sự còn làm một ông thánh sàm sỡ. _ Lịch sự là một món tiền, càng tiêu càng lời. 4. Lợi Ích Của Lịch Sự Chúng ta thường nói : công bằng phải đi trước bác ái, sự trọng kính phảiđi trước tình yêu thương. Cũng vậy trong phạm vi giáo dục, chúng ta phảiđào luyện để trở thành một con người trước đã, rồi sau đó mới trở thànhngười Kitô hữu. Việc giáo dục nhân bản ( đào luyện trở nên người) phải đitrước những việc giáo dục hay đào luyện khác. Và trong việc giáo dục nhân bản, đào luyện làm người, thì phép lịch sự làphần quan trọng và căn bản nhất. Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những ngườichung quanh. Và một khi đã chiếm được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiếntới thành công. Vì thế, như trên chúng ta đã nói : lịch sự là chiếc chìa khóabằng vàng có thể mở được mọi khung cửa. Tuy nhiên trong khi giữ phép lịch sự, chúng ta cần thành thực, chân thành,bằng không thì chúng ta sẽ trở thành những kẻ bôi bác giả hình. 5. Tóm lược Phép lịch sự là tất cả những cách ăn nói và xử thế một cách nhã nhặn vàtốt đẹp. Sở dĩ chúng ta phải giữ phép lịch sự, bởi vì chúng ta sống là sốngvới người khác, và trong cuộc sống chung này, chúng ta phải trở nên ngườidễ thương và dễ mến. Vì thế, phép lịch sự là nền tảng căn bản để xây dựng con người chúng ta.Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những ngườichung quanh. Và một khi đã gây được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tớithành công. Vì thế người ta thường bảo : lịch sự là chiếc chìa khóa bằngvàng có thể mở được mọi khung cửa. Tuy nhiên, phép lịch sự đòi hỏi chúngta phải thành thực, tránh đi mọi hình thức bôi bác giả hình.LỊCH SỰ TRONG VIỆC CHÀO HỎI 1. Tại Sao Phải Chào Hỏi Chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện, quen biết, đồng thời là một phươngtiện đặc biệt để gây thiện cảm. Người dưới gặp người trên mà không chàohỏi sẽ là kẻ thiếu lễ độ. Còn người trên không biết đáp lại lời chào củangười dưới sẽ bị mang tiếng là kẻ hách dịch, khinh người. 2. Sự Chào Hỏi Thông Thường Đối với bất cứ người quen biết nào, chúng ta có thể cúi đầu chào họ.Gặp người trên, chúng ta cúi đầu, hai tay xếp lại trước ngực. Gặp ngườingang hàng, chúng ta chỉ cần cúi đầu. Khi chào hỏi người trên, nếu đang đội nón hay mũ, phải dùng tay mặt cấtnón, mũ ra hỏi đầu. Trường hợp miệng đang ngậm thuốc lá, thì cũng phảibỏ thuốc lá. Trong lúc cúi đầu chào, chúng ta nói : chào ông, chào bà, bác ạ, thầy ạ…Gặp người chúng ta biết rõ chức vị của họ, chúng ta có thể nói chức vị củahọ ra. Thí dụ : chào đại uý, chào bác sĩ…Nên tránh những thái độ và lời nóiquá khúm núm, quỵ luỵ; thí dụ : con xin phép lạy cha ạ… 3. Bắt Tay Gặp người trên, chúng ta không được tự tiện đưa tay ra trước, mà phảichở người trên đưa tay ra trước, chúng ta mới được phép bắt tay họ. Gặpngười ngang hàng, hoặc người dưới, chúng ta có thể chào bằng cách bắt tayhọ. Phải đưa tay mặt ra bắt lấy tay mặt của người ta. Đã bắt tay, chúng taphải bắt với tất cả sự niềm nở, thân mật, đừng bắt gượng gạo, quá mềmnhũn, nhưng cũng đừng xiết tay họ chặt quá, hoặc lắc tay họ hai ba cái, nhưkiểu thử sức ...