
Phố nghề thuộc da, đóng giày ở đất Thăng Long
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phố nghề thuộc da, đóng giày ở đất Thăng Long Phố nghề thuộc da, đóng giày ở đất Thăng LongNgõ Hài Tượng, thuộc đất thôn Hài Tượng, tổng Hữu Túc (sau đó đổi thành ĐôngThọ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).Người làng Chắm giữa, tức làng Phong Lâm (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) lên cư trúvà hành nghề ở ngõ Hài Tượng từ thế kỷ XVIII. Những người thợ ở đây sản xuất các loạigiày dép theo kiểu truyền thống, do đó hình thành nên tên ngõ. Những người thợ này đãlập đền thờ Tổ nghề là Phả Trúc Lâm tại số nhà 16 ở ngõ này.Dân phố tôn ông Phạm Đức Chính, Phạm Sỹ Bôn, Phạm Thuần Chính quê ở làng PhongLâm làm Tổ nghề. Vào thời Lê-Mạc (năm 1565), cả ba ông có mặt trong đoàn sứ bộ sangTrung Quốc bang giao. Trên đường đi, đoàn sứ bộ có qua Hàng Châu, các ông đã chú ýđến nghề thuộc da, đóng giầy mà lúc đó ở nước ta, nghề này chưa phát triển.Hoàn thành công việc sứ bộ, ba ông quay lại Hàng Châu học nghề da giầy. Các ông họcvà nắm vững các bí quyết về thuộc da, đóng giày, khi về nước đã truyền nghề cho dânlàng Phong Lâm. Từ đó nghề thuộc da, đóng giày ngày càng phát triển thịnh đạt. Các ôngđược triều đình ban phong chức quan “Thượng y” ở Quốc Tử Giám.Hàng năm vào dịp tháng 2 và tháng 8 âm lịch người thợ giày da đã đến đền Phả TrúcLâm làm lễ tưởng nhớ các ông Tổ nghề Phạm Đức Chính, Phạm sỹ Bôn, Phạm ThuầnChính. Đền Phả Trúc Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm1995.Phố Hàng GiầyPhố Hàng Giầy thuộc đất thôn Cổ Tương, tổng Hậu Túc (sau đổi thành Đồng Xuân),huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội). Những người thợ làng Chắmgiữa tức làng Phong Lâm (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) lên cư trú và làm nghề đónggiày dép, nghề này thành tên của phố.Ngày nay, phố Hàng Giầy còn có nhiều cửa hàng buôn bán các loại kẹo bánh chế biếntheo kiểu công nghiệp và các cửa hàng ăn uống đặc sản…Phố Bảo KhánhPhố Bảo Khánh dài 104m, đi từ phố Lê Thái Tổ đến phố Hàng Trống, thuộc đất thôn BáoThiên (sau đổi thành Bảo Khánh), tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện ThọXương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Người làng Chắm trên tức làng Văn Lâm(huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), lên cư trú và làm nghề thuộc da và đóng giày dép. Họlập đình ở số nhà 20 của phố để thờ vọng Thành hoàng làng Chắm.Ngày nay, nghề này ở đây đã mai một, thay vào đó dân phố kinh doanh các mặt hàngtổng hợp.Phố Hà TrungPhố Hà Trung thuộc đất thôn Yên Trung Hạ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương),huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội). Trước đây, ở phố này có đặtmột trạm chuyển công văn giấy tờ của triều đình nên đặt tên trạm là Hà Trung và từ đótrở thành tên phố.Vào khoảng đầu thế kỷ XX, nghề làm đồ da ở phố Hà Trung được bắt đầu từ ông ThạchVăn Ngũ. Ông Ngũ quê ở làng Nành (Phù Ninh, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm) đi línhthợ cho Pháp ở trong thành, học được nghề đóng giày tây, khâu yên cương ngựa, túi đựngđạn… của quân nhu Pháp. Khi giải ngũ ông mở cửa hiệu sản xuất các mặt hàng đồ da ởphố Hà Trung. Ông truyền nghề cho con cháu và người làng đến sinh cơ lập nghiệp ởđây. Sau nghề làm da phát đạt, người Ninh Hiệp tập trung ra Hà Nội mở cửa hiệu ngàymột đông. Người Ninh Hiệp ở phố Hà Trung gắn bó với nhau thành phường hội da giầy.Những cửa hàng của người Ninh Hiệp thường mang tên có chữ Ninh như Ninh Thịnh,Ninh Thuận… Hàng năm nhớ ngày giỗ ông Thạch Văn Ngũ mọi người làm hàng da vẫnhọp nhau lại làm lễ coi ông như “Trùm nghề đóng yên cương”.Phố Hà Trung trở thành phố chuyên sản xuất các loại hàng da kiểu mới như cặp sách, vali, túi xách, giày da… Ngày nay, do nhu cầu thị trường nên hầu như dân phố này đãchuyển đổi từ nghề chế biến da sang nghề khác như sản xuất yên và vỏ bọc xe máy, đệmbọc, cặp túi bằng da hoặc bằng vải giả da…Phố Hàng DaPhố Hàng Da thuộc đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyệnThọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội). Phố này là nơi bán các loại da trâu bòđã thuộc. Nơi thuộc da là khu vực giữa ngõ Trạm Thương và phố Yên Thái vì nơi đây cónhiều bãi rộng, thuận lợi cho việc phơi da trong quá trình thuộc, nhưng hiện nay khôngcòn dấu tích của nghề thuộc da.Ngày nay, phố Hàng Da là phố vẫn chuyên kinh doanh các mặt hàng bằng da…Phố Hàng HànhPhố Hàng Hành thuộc đất thôn Tả Khánh Thụy, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng ThuậnMỹ) của huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội). Nơi đây đã có nhiềuđời thợ da giày từ tỉnh Hải Dương đến ở, quần tụ sinh sống, làm nghề và buôn bán sảnphẩm da giày. Đến trước thế kỷ XIX, các phường thợ da giày đã tập trung đông đúc ởvùng đất này và xung quanh tổng Tiền Túc, Hữu Túc thuộc huyện Thọ Xương. Các địadanh mà sau này đổi thành tên phố như Hàng Da, Hàng Hài, Hàng Trống, ngõ HàiTượng… đều có liên quan đến phường thợ da giày…Ngày nay, người dân phố Hàng Hành kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng.Làng nghề may giày da Kiêu KỵKiêu Kỵ là một xã thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, từ lâu đời đã có 2 nghề truyền thống làsản xuất vàng quỳ và nghề may giầy da. Nghề may giầy da hiện nay đang phát triển mạnhở Kiêu Kỵ. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm may da làm ăn phát đạt nhất làcông ty trách nhiệm hữu hạn Ladoda đã thu hút hàng trăm lao động. Sản phẩm cặp túi dacủa công ty được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và đoạtđược nhiều giải thưởng tại các hội chợ triển lãm trong nước. Sản phẩm da của làng nghềkhông chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.Hàng năm, làng nghề đã sử dụng trên 400.000m2 vải giả da, sản xuất ra khoảng 3 triệusản phẩm cặp, ba lô, túi xách, ô dù, nhà nghỉ dã ngoại bằng nguyên liệu giả da và trên1.500 đôi giày dép da. Ngày nay, Hội nghề da Kiêu Kỵ được thành lập với số lượng hộiviên trên 300 hộ chuyên sản xuất hàng da qui mô nhỏ, thu hút hơn 1.000 lao động chuyênvà trên 3.000 lao động thời vụ.Làng nghề may da giày Giẽ HạLàng nghề may da Giẽ Hạ thuộc làng Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, tỉnh HàTâ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
đất Thăng Long địa danh việt nam địa lý việt nam địa danh lịch sử du lịch việt nam địa danh nổi tiếngTài liệu có liên quan:
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 331 2 0 -
10 trang 123 0 0
-
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 106 0 0 -
Đề cương môn học Địa lý tự nhiên Việt Nam 1
7 trang 66 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 66 0 0 -
15 trang 64 0 0
-
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 63 0 0 -
5 trang 55 0 0
-
Du lịch và cẩm nang hướng dẫn (Tập 1): Phần 1
305 trang 51 0 0 -
Tìm hiểu về du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới: Phần 1
128 trang 50 0 0 -
Tiểu luận Văn hóa ẩm thực: Nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Nam Bộ
31 trang 49 0 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 2
176 trang 47 0 0 -
146 trang 44 0 0
-
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Vùng Tây Nguyên
7 trang 41 0 0 -
Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2019
72 trang 40 0 0 -
Bài thảo luận Phân tích SWOT ngành du lịch Việt Nam
52 trang 37 0 0 -
Chiêm ngưỡng những hầm rượu đẹp nhất thế giới
5 trang 37 0 0 -
Hoa văn tứ quý trong mỹ thuật thời Nguyễn
5 trang 37 0 0 -
14 trang 36 0 0
-
Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2016
68 trang 36 0 0