Danh mục tài liệu

Phong cách thơ Ngải Thanh và những ảnh hưởng từ phái tượng trưng _2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.84 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với cách viết dùng một loạt nhiều câu có điệp ngữ này, đồng thời cũng là sự lặp lại một kiểu ý tượng (hình ảnh thơ), nhà thơ muốn dựa vào hình thức này để tích luỹ các ý tượng, không ngừng làm tăng mức độ tình cảm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phong cách thơ Ngải Thanh và những ảnh hưởng từ phái tượng trưng _2 Phong cách thơ Ngải Thanhvà những ảnh hưởng từ phái tượng trưng Với cách viết dùng một loạt nhiều câu có điệp ngữ này, đồng thời cũng là sự lặp lại mộtkiểu ý tượng (hình ảnh thơ), nhà thơ muốn dựa vào hình thức này để tích luỹ các ý tượng,không ngừng làm tăng mức độ tình cảm. Theo sự kéo dài “đứt nối” của các dòng thơ, cảm thứcvề thời gian và không gian trong thơ được tăng thêm. Dung lượng của cả bài thơ vì thế màđược khuếch đại hơn so với cách viết “bình diện”. Các nhà thơ của phái chủ nghĩa tượng trưngrất chuyên dùng thủ pháp này, sự vận dụng của Ngải Thanh với thủ pháp này có thể nói là mởra một khuôn mặt mới, một sự xuất thần nhập hoá. 3. Về ngôn ngữ thơ, cùng với hình thức thể văn xuôi, khẩu ngữ hoá cũng là một đặctrưng quan trọng khác trong thơ tự do Ngải Thanh. Ông nói: “Cái hay cái đẹp của văn xuôitrong thơ mà tôi nói đến chính là cái hay cái đẹp của lời ăn tiếng nói hàng ngày” (16). Ông đặc biệt suy tôn việc “khẩu ngữ hoá” của Đới Vọng Thư, và đưa ra những đánh giárất cao. Ông nói “khẩu ngữ hoá” là “phát minh” của Đới Vọng Thư, trong sáng tác của mìnhrằng ông chịu ảnh hưởng “khẩu ngữ hoá” của Đới Vọng Thư. Vì có quan hệ này, việc NgảiThanh theo đuổi “vẻ đẹp lời nói hàng ngày” không chỉ là theo đuổi với ý nghĩa thông thườngtheo quy luật tự nhiên và hợp với quần chúng, mà đồng thời cũng là sự tương quan mật thiếtthú vị của nghệ thuật sáng tạo ra ngôn ngữ mới của chủ nghĩa tượng trưng. “Vẻ đẹp lời nói hàng ngày” của thơ Ngải Thanh có thể thâu tóm vài đặc trưng đáng chúý sau: Một là, thanh điệu tự nhiên, tức là “đọc trôi chảy, nghe hài hoà”. Ví dụ một đoạn trongbài Ngọn đuốc: Ngọn đèn dầu từ trên đài phát sáng. Người diễn thuyết đứng trên đài hướng về ngàn vạn lỗ tai đọc lời tuyên ngôn. Miệng ông mở to âm thanh từ đó ra Tay ông giơ cao lại nắm thành nắm đấm Nắm đấm của ông đấm xuống mạnh mẽ Cùng buông ra trong miệng hai từ: “Đả đảo!” Những câu thơ này rất dễ khiến người ta liên tưởng đến những câu trong bài Ký ức củatôi (Ngã đích ký ức) của Đới Vọng Thư. Từ đó có thể thấy, Ngải Thanh chịu ảnh hưởng kiểu“khẩu ngữ hoá” của Đới Vọng Thư: Lời của nó là lời cổ xưa, luôn nói mãi một chuyện như hệt, Điệu của nó là điệu hài hoà, luôn hát những bài hát như hệt, Đôi khi nó còn bắt chước tiếng nói của cô gái trẻ xinh xắn, Tiếng của nó lại không có hơi sức, Mà vẫn cứ khép mắt là lệ chảy, khép lại là thở dài. (Đới Vọng Thư, Ngã đích ký ức) Hai là, tạo đời sống mới cho ngôn ngữ, tức là “tránh dùng những kiểu viết cũ”, cố gắng“sáng tạo nên những từ ngữ mới, ngôn ngữ mới”(17). Đặc biệt là chú trọng việc “sử dụng ngônngữ để nắm bắt ánh sáng của cái đẹp, màu sắc của cái đẹp, hình thể cái đẹp, sự vận động củacái đẹp”(18), khiến cho ngôn ngữ thơ ông đẹp như bức tranh. Như một đoạn trong bài Lửahoang (Dã hoả): Trong đêm đen này rực cháy lên Trên đỉnh núi cao cao này Bàn tay rực sáng của người đưa ra Vuốt ve lồng ngực rộng lớn của đêm Vuốt ve lồng ngực mát lạnh của trời Từ nơi cao nhất của người những ánh sáng nhảy múa Làm bay lên những vì sao lửa... Đoạn thơ trên tác giả đã dùng những từ ngữ đầy sáng tạo và mới mẻ, gợi lên những cảmgiác âm thanh, màu sắc, hình ảnh, động tác khiến thơ ông như một “bức tranh của những conchữ”. Điều này rõ ràng là do ảnh hưởng từ việc Ngải Thanh từng theo học vẽ và niềm đam mênghệ thuật hội hoạ phái ấn tượng. Ngoài ra, theo đuổi sắc thái ngôn ngữ cũng là vấn đề cơ bảntrong nghệ thuật thơ ca phái tượng trưng; sắc thái ngôn ngữ thơ Ngải Thanh cũng nên xem làkết quả của việc ông đã mạnh dạn kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật thơ của chủ nghĩa tượngtrưng. Ba là, phong cách mộc mạc, tức là “dùng ngôn ngữ sáng sủa nhất để biểu hiện nhữngcái bản chất nhất của sự vật”. Ngải Thanh chuộng vẻ đẹp mộc mạc, ông cho rằng “ngôn ngữbiểu hiện những tình cảm, cảm xúc, tư tưởng của bạn một cách đầy đủ và chính xác nhất làngôn ngữ hay nhất”(19). Phong cách này thể hiện rõ nhất trong bài thơ trữ tình ngắn mang tínhtriết lý, như bài Cuộc đối thoại với than đá (Môi đích đối thoại),Cá hoá thạch (Ngư hoá thạch),Cây (Thụ)… Ví dụ bài Cây: Từng cây, từng cây Cây này cây kia đứng lẻ loi trên mặt đất Gió và không khí Nói cho chúng biết cự li Nhưng dưới lớp bùn đất Rễ chúng vươn dài Nơi đáy sâu chẳng thấy Chúng kết rễ chằng chịt cùng nhau Phong cách mộc mạc, chất phác và chính xác này, một mặt nhờ sự tích luỹ lời nóithường ngày của con người hiện đại, mặt khác là do quan hệ với phái tượng trưng cho đếnngôn ngữ thơ phái ý tượng. Bởi vì, giống như nhà thơ phái tượng trưng giai đoạn hậu kỳEsenin mà Ngải Thanh đã chịu ảnh hưởng, thực tế cũng đã hợp lưu với phái ý tượng đểtheo đuổi những hình ảnh, ý tượng mới lạ bất ngờ, mạnh mẽ và tác phong ngôn ngữ sángrõ, mộc mạc kiểu phù điêu. Ngải Thanh từng chủ trương “dùng ý tượng cảm xúc để thủtiêu những ẩn dụ mông lung, mù mờ” khiến cho “cuộc sống” chân thực của thơ thật sựthành “sự ngưng tụ của cái đẹp, một thể chất có độ cứng và sức nặng. Bất kể là mộng hayảo tưởng cũng phải là một cá thể” (20), chính là một minh chứng của sự tiếp nhận ảnhhưởng này. Khác với sự theo đuổi ngôn ngữ thơ đại chúng hoá thông tục dễ hiểu với sự rõràng trong sáng mà những nhà thơ bạch thoại thời kỳ đầu chú trọng, ngôn ngữ thơ trongsáng, mộc mạc này của Ngải Thanh đã đạt được sự hàm súc, có lẽ cũng chính từ sự kếthợp giữa phong cách thơ phái ý tượng và phái tượng trưng với lời nói của những conngười hiện đại. 4. Ngoài những ảnh hưởng nghệ thuật từ những nhà thơ của các trường phái khácnhau, nguyên nhân cơ bản để phong cách thơ Ngải Thanh thật sự trưởng thành và chínmuồi còn ở sự tôi luyện trong khói lửa của cuộc chiến tranh dân tộc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: