
Phòng ngừa trẻ bị sốc phản vệ do thức ăn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng ngừa trẻ bị sốc phản vệ do thức ănPhòng ngừa trẻ bị sốc phản vệ do thức ănKhoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TP.HCM thường tiếp nhận nhiềutrẻ bị sốc phản vệ do thức ăn nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng.Hầu hết những trẻ này chỉ ăn những loại thức ăn bình thường hằng ngàynhưng do cơ địa dị ứng nên gây ra tình trạng sốc phản vệ. Chuẩn bị truyền dịch cho trẻ bị sốc phản vệ do thức ăn tại Bệnh viện Nhi TW. Ảnh: Thái HàDị ứng thức ăn là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, xuất hiện sớm trong năm đầuđời (80%). Khoảng 6 - 8% số trẻ em dưới 3 tuổi có ít nhất một lần bị dị ứngvới thức ăn. Những thức ăn thường gây dị ứng ở trẻ em là: sữa bò, trứng vàcác loại đậu. Các nguyên nhân khác ít gặp hơn là các loại hải sản (tôm, cua,cá biển, sò, mực...). Một số chất phụ gia hoặc phẩm màu như: hàn the, bộtngọt, cũng có thể gây dị ứng cho trẻ. Những trẻ bị dị ứng thức ăn phải nhậpviện thường từ 6 - 7 tuổi, ở trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái với tỉ lệ gấp đôi.Các loại thức ăn thường gây dị ứng nặng ở trẻ em phải nhập viện là cá biển,tôm, trứng, mắm ruốc.Sau khi ăn các loại thức ăn trên từ 30 phút đến vài giờ, trẻ có các triệu chứngnhư: nổi mẩn đỏ, đỏ da, mề đay cấp, ngứa khắp người, mắt sung huyết đỏ,sưng phù môi, mắt. Những biểu hiện đầu tiên thường là chảy mũi, nổi ban,cảm giác ngứa ở miệng. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện: khàntiếng, hắt hơi, ho, khò khè, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Những trườnghợp nặng chiếm đến biểu hiện khó thở, thở rít, sốc phản vệ với các triệuchứng mệt, trụy mạch, tụt huyết áp. Có khi chỉ đơn thuần có triệu chứng ởđường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy. Tùy từng cơđịa mà dị ứng thức ăn có thể biểu hiện nhẹ hoặc trầm trọng. Các triệu chứngthường xảy ra một vài phút đến vài giờ sau khi trẻ ăn phải thức ăn gây dịứng. Trong một số trường hợp hiếm, trẻ có thể rơi vào tình trạng sốc phản vệrất nguy hiểm.Sốc phản vệ thường xảy ra nhanh sau khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng,khi đó trẻ có biểu hiện tím tái, huyết áp tụt, trụy mạch, suy hô hấp và cầnđược cấp cứu ngay. Phản ứng dị ứng nặng gây sốc phản vệ nếu không đượccấp cứu kịp thời có thể tử vong nhanh chóng.Các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ biết con mình có cơ địa dị ứng cần lưu ýtránh những thức ăn mà trẻ bị dị ứng trước đây. Những trường hợp dị ứngnhẹ, việc giảm bớt, không ăn những thức ăn dị ứng là biện pháp tốt nhấtngăn chặn sự tái xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Đối với những trẻ đã từngbị sốc phản vệ do thức ăn tuyệt đối không nên thử ăn lại các thức ăn đó. Nếulo ngại việc loại trừ một số thức ăn khỏi chế độ ăn của trẻ có thể dẫn đến sựmất cân đối trong dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, các bàmẹ có thể hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để xây dựng chế độ ăn thíchhợp cho con mình.Tình trạng dị ứng của trẻ thường mang tính di truyền, nghĩa là nếu trong giađình, họ hàng có người từng bị dị ứng thì bé sẽ có nhiều nguy cơ bị dị ứnghơn. Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho tình trạng dị ứng. Một sốtrẻ có thể khỏi khi lớn lên, một số có thể bị suốt đời. Những trẻ được bú sữamẹ ít có nguy cơ dị ứng thức ăn hơn so với những trẻ không được bú sữamẹ. Do vậy, các bà mẹ cần chú ý cho con bú trong vòng ít nhất 6 tháng đầuđời, đặc biệt cần thiết trong trường hợp có bố hoặc mẹ có tiền sử về dị ứng,trong đó có viêm mũi dị ứng. Việc cho dần các loại thức ăn đặc vào khẩuphần ăn của trẻ trong quá trình ăn dặm sẽ giúp phát hiện thức ăn gây dị ứng.Tuy nhiên, có những trường hợp rất khó nhận biết đâu là tác nhân gây dịứng, trong trường hợp này, bà mẹ phải ghi nhật ký thực đơn của bé để tìm ratác nhân dị ứng thực sự. Đối với những thức ăn được chế biến sẵn, nên đọckỹ thành phần trước khi cho trẻ ăn. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu sức khỏe tâm lý sống nghệ thuật sống đồ dùng cho trẻ nhỏ chăm sóc trẻ nhỏ dinh dưỡng cho bé cách cho bé ăn sức khỏe trẻ emTài liệu có liên quan:
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 268 0 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 243 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 236 0 0 -
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 234 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 232 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 228 0 0 -
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 213 0 0 -
14 nguyên tắc thành công (Phần 10)
7 trang 209 0 0 -
10 Doanh nghiệp ‘khủng' do phái đẹp đặt nền móng
9 trang 145 0 0 -
DÙNG BINH PHÁP TÔN TỬ ĐỂ CHINH PHỤC PHÁI YẾU
7 trang 134 0 0 -
Những bài học cuộc sống – 20 điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn (P.3)
40 trang 129 0 0 -
Những sự thật về cuộc sống - Hãy cứ tin rằng….
8 trang 128 0 0 -
Những bài học cuộc sống – 20 điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn (P.1)
40 trang 125 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 122 0 0 -
Những bài học cuộc sống – 20 điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn (P.2)
54 trang 120 0 0 -
Truyền đạt, truyền lửa, truyền thành công!
5 trang 114 0 0 -
7 trang 110 0 0
-
Kỹ năng lập kế hoạch - Cách lập lộ trình đi đến Thành Công
14 trang 101 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 88 0 0 -
4 trang 72 0 0