Danh mục tài liệu

Phủ Dương Xuân thời chúa Nguyễn: Trao đổi cùng hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 516.40 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 và số 3 năm 2016, hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy đã công bố hai bài viết cùng khẳng định vị trí của phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn chính là nơi tọa lạc của đình làng Dương Xuân Hạ hiện nay (ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phủ Dương Xuân thời chúa Nguyễn: Trao đổi cùng hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh HuyTạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016 145 TRAO ĐỔI PHỦ DƯƠNG XUÂN THỜI CHÚA NGUYỄN: TRAO ĐỔI CÙNG HAI NHÀ NGHIÊN CỨU TRẦN ĐẠI VINH VÀ NGUYỄN ANH HUY Nguyễn Đình Đính* LTS: Cuộc truy tìm lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung đã lôi cuốn sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu suốt 75 năm qua, kể từ khi học giả L. Cadière đưa ra gợi ý đầu tiên. Từ đó đến nay đã xảy ra những cuộc tranh luận nảy lửa về vị trí lăng mộ của vua Quang Trung giữa các nhà nghiên cứu với nhiều giả thuyết ở nhiều địa điểm khác nhau. Giữa lúc những cuộc tranh luận triền miên chưa có điểm dừng, lần đầu tiên, chính quyền đã chính thức vào cuộc. Ngày 06/10/2016, thể theo đề nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho phép tiến hành cuộc thăm dò khảo cổ học tìm kiếm dấu vết lăng mộ vua Quang Trung tại khuôn viên các chùa Thuyền Lâm, Vạn Phước và một số nhà dân thuộc phường Trường An, thành phố Huế (cho đến thời điểm bài báo này lên khuôn, cuộc thăm dò đã kết thúc nhưng chưa công bố báo cáo chính thức). Vị trí này theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chính là phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn, thời Tây Sơn là cung điện Đan Dương của vua Quang Trung và cũng là nơi an táng thi hài nhà vua sau khi băng hà. Giả thiết này được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đưa ra hơn 30 năm nay nhưng đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của không ít các nhà nghiên cứu khác, trong đó có vấn đề cốt lõi là vị trí phủ Dương Xuân ở đâu? Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 và số 3 năm 2016 đã đăng hai bài viết của hai nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy, cùng cho rằng vị trí của phủ Dương Xuân xưa chính là nơi tọa lạc của đình làng Dương Xuân Hạ tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Sau khi hai bài viết trên được đăng tải, tòa soạn đã nhận được bài trao đổi dưới đây của tác giả Nguyễn Đình Đính, xin công bố để rộng đường dư luận. NC&PT Trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 và số 3 năm 2016, hai nhà nghiêncứu (NNC) Trần Đại Vinh và Nguyễn Anh Huy đã viết bài có tựa đề “Phủ DươngXuân thời chúa Nguyễn qua đối chiếu tư liệu và thực địa” (TĐV) và “Về phủDương Xuân thời chúa Nguyễn” (NAH). Hai bài nghiên cứu đó là một trongnhững nỗ lực làm rõ về phủ Dương Xuân trong thời gian qua của một số nhànghiên cứu ở Huế. Tuy nhiên, có những vấn đề mà hai NNC Trần Đại Vinh vàNguyễn Anh Huy đưa ra chưa xác đáng và cần bàn kỹ hơn. Sau đây, chúng tôi xintrao đổi về hai bài nghiên cứu đã nêu. Quá trình hình thành và phát triển của xã Dương Xuân xưa gắn liền với sựhình thành và phát triển vùng đất Thuận Hóa của người Việt. Vai trò, vị trí của* Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế.146 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016Dương Xuân trong thế đối sánh, tương hỗ cho sự ổn định chính quyền, tăng cườngnăng lực quân sự đã được chúa Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) của Đàng Trongnâng cao lên một bậc, qua sự việc xây dựng phủ Dương Xuân bên kia Sông Hương.Bên cạnh việc xây dựng phủ Dương Xuân, chúa Nguyễn Phúc Tần và các vị chúakế tiếp đã xây dựng thêm một số công trình khác quanh đó như phủ Tập Tượng,hiên Duyệt Võ… trở thành các cơ sở để hoạt động chính trị, quân sự. Phủ DươngXuân là một trong các phủ chính của Huế, còn được xem như cung điện Mùa Đôngcủa các chúa Nguyễn.Hình 1: Bản thảo sách Đại Nam nhất Hình2: Đoạn ghi về gò Dương Xuân (Dương Xuânthống chí thời Tự Đức, đoạn nói về gò cương), trang 26, tập Thượng, Phủ Thừa Thiên,Dương Xuân. sách Đại Nam nhất thống chí, bản in đời Duy Tân. Với tầm quan trọng như vậy, phủ Dương Xuân được ghi lại qua các tư liệucủa người Việt, người Hoa và người phương Tây khi họ đến đây là điều dễ hiểu.Từ các ghi chép của J. Koffler, Pièrre Poivre, Thích Đại Sán, Lê Quý Đôn, hay sựmiêu tả của sách Đại Nam nhất thống chí là những chứng cứ để chúng ta đi tìm ẩnsố phủ Dương Xuân vốn được xem đã mất tích trên thực địa. Trong bài nghiên cứu của mình, NNC Trần Đại Vinh đã có những suy luậnthiếu chứng cứ, thậm chí cắt gọt các dẫn chứng tư liệu theo ý chủ quan của mình,nhằm hướng độc giả, hoặc những người quan tâm theo ý kiến riêng của mình màthiếu sự suy xét đúng đắn, rõ ràng. Còn NNC Nguyễn Anh Huy thì trích dẫn nhưngTạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016 147bỏ qua thao tác phân tích tư liệu. Vì thế, cả hai nhà nghiên cứu đã có cái nhìn thiếuchuẩn xác vị trí thật sự của phủ Dương Xuân, hay nói chính xác hơn là phạm vi tồntại khả dĩ nhất của phủ Dương Xuân. Điều đầu tiên chúng tôi muốn ...