Danh mục tài liệu

Phương pháp định tính bằng ngọn lửa

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.63 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương pháp test bằng ngọn lửa thường được dùng để kiểm tra thành phần của một mẫu phân tích trong một số trường hợp. Phương pháp này được sử dụng để xác định sự có mặt của một số ion kim (và một số loại ion) loại dựa vào phổ phát xạ nguyên tử đặc trưng cho nguyên tố kim loại đó. Để thực hiện test với ngọn lửa, ta chỉ cần sử dụng một dây kim loại sạch hoặc một nẹp gỗ sạch nhúng vào dung dịch mẫu hoặc phủ lên dụng cụ thử một lớp muối dạng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp định tính bằng ngọn lửa Phương pháp định tính bằng ngọn lửaPhương pháp test bằng ngọn lửa thường được dùng để kiểm tra thành phần của một mẫuphân tích trong một số trường hợp. Phương pháp này được sử dụng để xác định sự có mặtcủa một số ion kim (và một số loại ion) loại dựa vào phổ phát xạ nguyên tử đặc trưng chonguyên tố kim loại đó.Để thực hiện test với ngọn lửa, ta chỉ cần sử dụng một dây kim loại sạch hoặc một nẹp gỗsạch nhúng vào dung d ịch mẫu hoặc phủ lên dụng cụ thử một lớp muối dạng bột. Khi đốtnóng mẫu trên ngọn lửa đèn cồn hoặc đèn khí, ta có thể quan sát được màu sắc đặc trưngcủa phổ phát xạ. Lưu ý là nếu dùng nẹp gỗ thì ta cần tránh để nẹp gỗ bị cháy. Nếu dùngdây kim loại, ta cần làm sạch nó bằng cách nhúng nó vào acid hydrochloric, tiếp theo làrửa trong nước cất giữa những lần thí nghiệm. Màu của ngọn lửa mẫu được so sánh vớicác màu sắc ngọn lửa đặc trưng các kim lo ại đã được biết đến.Một số màu đặc trưng: Màu đỏ tươi: liti  Màu tím tử đinh hương: kali  Màu xanh da trời: selen  Màu xanh lam: asen, xezi, đồng (I), indi, chì  Màu lam ngả lục: đồng (II) halogenua, kẽm  Màu lam nhạt ngả lục: phoshorus  Màu xanh lá cây: đồng (II) không halogen, tali  Màu lục sáng: bo  Màu xanh táo nhạt: bari  Màu lục nhạt: antimon, telua  Màu vàng ngả lục: mangan (II), molypden  Màu vàng đậm: natri  Màu vàng: sắt  Màu da cam ngả đỏ: canxi  Màu đỏ: rubidi  Màu đỏ thẫm: stronti  Màu sáng trắng: magiê Các thí nghiệm với ngọn lửa rất dễ thực hiện và không cần thiết bị đặc biệt, nhưng cónhững hạn chế nhất định. Thí nghiệm này chỉ có thể dùng để định tính mẫu tinh khiết; bấtkỳ tạp chất chứa ion kim loại khác lẫn vào sẽ ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm. Vídụ ion natri, nó sẽ phát màu vàng đậm có thể che mất màu sắc ngon lửa của các ion kháctrong mẫu. Loại thí nghiệm này thường không thể được sử dụng để phát hiện các mẫu vớinồng độ thấp. Một hạn chế nữa là với mắt thường rất khó đê phân biệt màu sắc của cácquang phổ phát xạ tương tự (ví dụ, khó có thể phân biệt giữa những ngọn lửa xanh tali vàcác ngọn lửa màu lục sáng từ bo). Thêm nữa, thí nghiệm với ngọn lửa không thể được sửdụng để phân biệt tất cả các kim loại, do đó, nó chỉ có giá trị như là một kỹ thuật phântích định tính. Để xác định một mẫu, thông thường nó phải được sử dụng kết hợp với cácphương pháp phân tích khác.