Danh mục tài liệu

Phương pháp học ngoại ngữ cho trẻ em.

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương pháp học ngoại ngữ cho trẻ em .Hiện nay cái phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả nhất mà hầu hết tất cả các trung tâm Anh ngữ có giáo viên bản ngữ dạy là cái phương pháp gọi là immersion language teaching, hay còn gọi là content-based...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp học ngoại ngữ cho trẻ em. Phương pháp học ngoại ngữ cho trẻ em Hiện nay cái phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả nhất mà hầu hết tất cả các trung tâm Anh ngữ có giáo viên bản ngữ dạy là cái phương pháp gọi là immersion language teaching, hay còn gọi là content-based... Bài viết của cô Phạm Thị Cúc Hà chia sẻ với bố mẹ về việc dạy và học ngoại ngữ của con trên Webtretho.com từ năm 2007. Thấy ngoại ngữ đang là một vấn đề sôi nổi và đáng quan tâm của bố mẹ, tweety bird cũng nổi máu nghề nghiệp nên quyết mở cái topic này để trao đổi quan điểm học ngoại ngữ với bố mẹ. Nghĩ đi nghĩ lại thì tôi có khá nhiều 'thẩm quyền' để chia sẻ kinh nghiệm, thứ nhất là vì tôi vốn xuất thân là học về phương pháp phát triển ngôn ngữ và dạy ngoại ngữ, thứ 2 là tôi cũng có nhiều kinh nghiệm bản thân về học ngoại ngữ (nói được 3 thứ tiếng, hihihi: Tiếng Anh, Tiếng Nga và tiếng...Hà Nội, vốn là dân Nghệ An, bây giờ không ai biết thì tôi đã master tiếng Hà Nội như tiếng mẹ đẻ rồi, hihihi); thứ 3 là mọi kinh nghiệm chia sẻ với các bố mẹ đây thì tôi đều đã thử nghiệm hết lên hai đứa 'chuột bạch' nhà tôi bây giờ 7 tuổi và 5 tuổi (một đứa thì tiếng Anh tiếng Việt ngang nhau, một đứa thì bây giờ buổi tối chỉ nói tiếng Anh và không thể che giấu được điều gì với nó nữa rồi vì mẹ và chị nói kiểu gì bằng tiếng Anh nó cũng hiểu và bắt bẻ lại) và lên các học sinh của tôi, qua 2-3 tháng học thì đã có thể nói no và yes mỏi cả mồm, accent cực kỳ hay. Trước hết, phải nói qua về phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay. Hiện nay cái phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả nhất mà hầu hết tất cả các trung tâm Anh ngữ có giáo viên bản ngữ dạy là cái phương pháp gọi là immersion language teaching, hay còn gọi là content-based, với 2 nguyên tắc chính: 1/ném trẻ con vào môi trương ngôn ngữ đó và nó sẽ tự xoay xở; 2/dạy nội dung qua ngôn ngữ, tức là cái focus không phải ở ngôn ngữ mà là ở nội dung mà ngôn ngữ đó truyền tải. Bà con ngày xưa học ngoại ngữ trong trường học chắc đều nhớ là bao giờ cũng có mẫu câu, phải thuộc cái mẫu câu đó rồi sau đó thì biết là dùng trong trường hợp nào, đúng không? Chúng ta toàn học theo cách đó, và bây giờ trong các trường người ta vẫn dạy cách đó, nên trẻ con học hết cấp III rồi vẫn chẳng thốt lên được một câu để giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài. Với cách dạy immersion language teaching, trẻ con sẽ được giới thiệu với topic, học xung quanh topic đó một cách tự nhiên và ngôn ngữ thì tự nó thấm vào một cách tự nhiên. Nôm na nó là như thế, nên chúng nó không phải băn khoăn là à, bây giờ thế này thì phải nói thế nào nhỉ, như người lớn chúng ta học ngoại ngữ vẫn thường phải thế. Vì vậy, khi chọn chỗ học ngoại ngữ cho con mà các bố mẹ thấy cô giáo dạy kiểu như là: Apple là quả táo, các con nhớ chưa, thì xin bố mẹ hãy tránh ra xa, các con sẽ có một đống từ lộn xộn trong đầu và có thể biểu diễn được cho bố mẹ biết là apple là quả táo, banana là chuối nhưng vô hình chung là khả năng ngôn ngữ của các con đang bị kìm hãm đấy, sẽ giải thích rõ hơn vấn đề này sau. Các nguyên tắc học ngoại ngữ chính: 1. Học càng sớm càng tốt. Một số ý kiến cứ nói là trẻ con nhỏ biết gì mà học, tiếng Việt còn chưa sõi... Các bố mẹ có biết là hiện tại, ở đâu tôi không nhớ, hôm nọ đọc trên CNN hay gì đó, có trường dạy ngoại ngữ cho trẻ 6 tháng tuổi không, và waiting list thì thôi rồi, cung không đủ cầu. Đơn giản bố mẹ cứ đặt con mình vào địa vị một đứa con lai, nó phát triển 2 ngôn ngữ cùng một lúc và đồng đều như nhau (với một điều kiện, sẽ giải thích sau), vì nó tiếp xúc với hai ngôn ngữ từ khi nó mới sinh ra. Đối với trẻ nhỏ thì Tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ, đúng không? Vì thế học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao. Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn ở việc nó giỏi cái ngoại ngữ đó, mà còn làm cho trẻ thông minh, phát triển hơn vì đối với trẻ nhỏ, phát triển ngôn ngữ là quan trọng, và ngôn ngữ phát triển làm trẻ nhỏ sẽ khá hơn trong tất cả mọi lĩnh vực khác. 2. Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ: Lại nói về con lai, đúng là có những đứa nói hai thứ tiếng rạch ròi, không lẫn lộn, và tốt như nhau, còn có những đứa lại bị loạn ngôn ngữ. Một vấn đề rất đơn giản thôi: Bố mẹ nói lẫn lộn. Nếu bố là người Anh chỉ nói tiếng Anh với con và nếu mẹ người Việt chỉ nói tiếng Việt không thì đứa bé sẽ phát triển được hai ngôn ngữ song song như thế, ngược lại nếu cả bố lẫn mẹ dùng cả hai thứ tiếng lẫn lộn ngay từ khi con còn bé thì hậu quả loạn ngôn ngữ là vô cùng cao, vì khi đó não bộ đứa trẻ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau, và nó mất đi khả năng phản xạ cần thiết nhất khi con người cần giao tiếp với nhau: nếu đứa trẻ biết mẹ nó chỉ hiểu tiếng Việt, nó sẽ phải tập nói tiếng Việt để mẹ nó hiểu nó, tương tự với bố... Vì vậy, thực sự nếu không đủ điều kiện để phát triển song song hai ngôn ngữ từ khi còn rất là nhỏ (ví dụ bố mẹ không có khả năng nói tiếng Anh, hay không có khả năng thuê một cô bảo mẫu nói tiếng Anh từ khi con còn rất bé, hay môi trường không cho phép - nếu con bạn là người Việt và bạn đang ở nước ngoài chẳng hạn, thì đó là môi trường lý tưởng để phát triển hai ngôn ngữ song song) hãy đợi con đến 3-4 tuổi và bắt đầu, thì chúng nó sẽ biết được đấy là ngôn ngữ thứ 2 vì tiếng Việt đã khá là phát triển. 3. Học ngôn ngữ như là công cụ giao tiếp và nhận thức cái nội dung cần truyền tải. Ví dụ khi bạn nói với con apple có nghĩa là quả táo thì bạn đang cho con học ngoại ngữ như là học ngoại ngữ thực sự, nhưng khi bạn cầm quả táo và nói: apple, tưởng đơn giản nhưng mà là khác hoàn toàn: con bạn sẽ link thẳng cái object đấy với cái từ đấy, và khi nó nhìn quả táo nó sẽ bật ra được apple, tạo điều kiện sau này khi cần dùng ngôn ngữ nào thì nó phải NGHĨ bằng ngôn ngữ đó, mà điều này quan trọng vô cùng. Cụ thể: nếu nó cần nói nó muốn quả táo nó sẽ bật ra luôn I want that apple, chứ khô ...