Bài viết tập trung làm rõ mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh qua phương thức chuyển thể nhân vật từ truyện ngắn Việt Nam đương đại sang tác phẩm điện ảnh. Trong đó, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến việc chuyển thể nhân vật như là cách thức hữu hiệu nhằm chiếm lĩnh, khám phá, diễn giải cuộc sống và số phận con người của nhà làm phim bằng ngôn ngữ điện ảnh đặc thù.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức chuyển thể nhân vật từ truyện ngắn Việt Nam đương đại sang tác phẩm điện ảnh
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN THỂ NHÂN VẬT TỪ TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
NGUYỄN VĂN HÙNG
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt: Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh mang tính chất hai chiều:
điện ảnh lấy cảm hứng, chất liệu, thủ pháp nghệ thuật từ mạch nguồn phong
phú của văn học; ngược lại, các thủ pháp điện ảnh đã xâm nhập vào địa hạt
sáng tạo văn chương. Bài viết tập trung làm rõ mối quan hệ giữa văn học và
điện ảnh qua phương thức chuyển thể nhân vật từ truyện ngắn Việt Nam
đương đại sang tác phẩm điện ảnh. Trong đó, chúng tôi muốn nhấn mạnh
đến việc chuyển thể nhân vật như là cách thức hữu hiệu nhằm chiếm lĩnh,
khám phá, diễn giải cuộc sống và số phận con người của nhà làm phim bằng
ngôn ngữ điện ảnh đặc thù.
Từ khóa: Điện ảnh, mối quan hệ, nhân vật, phim chuyển thể, văn học.
1. MỞ ĐẦU
Nhân vật là một trong những thành tố trung tâm của tự sự, nơi chủ thể sáng tạo thể hiện
quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người bằng những phương tiện, phương thức,
biện pháp nghệ thuật. Nhân vật trong văn học và nhân vật trong điện ảnh tuy có sự
tương đồng với nhau về loại hình, song giữa chúng có sự khác biệt không nhỏ bởi ngôn
ngữ đặc thù của từng loại hình nghệ thuật. Từ hệ thống nhân vật có sẵn trong tác phẩm
văn học, các nhà làm phim đã xử lí và tổ chức lại, làm mới ý nghĩa, giá trị bằng việc tạo
dựng thêm các mối quan hệ, làm đầy lên đời sống, tô đậm hơn tính cách bằng ngôn ngữ
hình ảnh. Với cách làm như vậy, đạo diễn đã mang lại hình hài mới cho nhân vật, khiến
chúng vừa quen thuộc vừa lạ lẫm với người xem, qua đó giúp nhà làm phim chuyển tải
được tư tưởng, thông điệp của mình.
2. THAY ĐỔI Ý NGHĨA, TẠO DỰNG GIÁ TRỊ MỚI CHO NHÂN VẬT VĂN HỌC
Sau khi/đồng thời hình thành đường dây cốt truyện chính, tác giả phim chuyển thể bắt
đầu tạo dựng hệ thống nhân vật xoay quanh vào các sự kiện chính của câu chuyện.
Nhân vật chính với tính cách, hành động và các mối quan hệ với các nhân vật khác
mang chức năng “chèo lái cốt truyện, khởi sự cho hành động, với những động cơ bên
trong và mục tiêu bề ngoài”, làm nền cho sự khám phá bản chất cuộc sống và số phận
con người trong tác phẩm [3, tr.140]. Do đặc trưng thể loại, hệ thống nhân vật trong
truyện ngắn không quá nhiều cũng không quá phức tạp trong các mối quan hệ xã hội,
tác giả chỉ tập trung vào một số nhân vật tiêu biểu, đặc biệt, các nhân vật đó ít khi được
tái hiện đầy đủ dấu mốc cả cuộc đời, mà chỉ là “lát cắt ngang” những điểm nhấn có tính
chất bước ngoặt thay đổi số phận, tính cách, cuộc đời. Khi chuyển thể thành phim, hầu
như các nhà làm phim đều kế thừa, tiếp thu hệ thống nhân vật này của tác phẩm văn
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
ISSN 1859-1612, Số 01(49)/2019: tr. 13-21
Ngày nhận bài: 07/3/2019; Hoàn thành phản biện: 12/3/2019; Ngày nhận đăng: 14/3/2019
14 NGUYỄN VĂN HÙNG
học. Nhưng đây không đơn giản là quá trình sao chép y nguyên hệ thống nhân vật từ
truyện ngắn sang phim. Mà ở đó biên kịch và đạo diễn thể hiện thao tác chọn lọc: giữ lại
và bỏ qua nhân vật, tiếp thu và làm mới nét tính cách, kế thừa và cải biên sự kiện trong
cuộc đời nhân vật... Do nhân vật trong điện ảnh đóng vai trò “vừa tạo ra nguyên nhân sự
kiện, vừa biểu hiện kết quả; có thể khiến sự kiện xảy ra, làm méo mó hoặc làm đổi
chiều” [2, tr.99], nhà làm phim buộc phải tạo dựng đời sống riêng cho nhân vật với
ngôn ngữ điện ảnh đặc trưng, hướng đến chủ đề, tư tưởng của bộ phim.
Có thể nói, nhà làm phim khi chuyển thể truyện ngắn sang tác phẩm điện ảnh có rất
nhiều cách thế khác nhau trong việc tạo dựng, tổ chức, tái cấu trúc hệ thống nhân vật.
Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Tướng về hưu, Thương nhớ đồng quê, Những
người thợ xẻ (Nguyễn Huy Thiệp), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn
Minh Châu), Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (Đỗ Bích Thúy), Trăng nơi đáy giếng (Trần
Thùy Mai), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), hay Đảo của dân ngụ cư (Đỗ Phước
Tiến), hầu như được giữ nguyên trong phim chuyển thể. Có chăng vai trò và ý nghĩa của
hình tượng được tác giả điện ảnh sáng tạo và làm mới.
Bộ phim Thương nhớ đồng quê hầu như vẫn giữ nguyên hệ thống nhân vật trong truyện
ngắn cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp. “Tôi là Nhâm. Tôi sinh ra ở đồng quê”, phim mở
đầu bằng những lời tự sự của Nhâm (Tạ Ngọc Bảo) khi anh lang thang trên cánh đồng
quê mình. Qua lời kể ngắn ngủi của Nhâm, không những hình ảnh tự họa của anh được
dựng nên, mà cuộc đời, số phận của những người xung quanh cũng được điểm xuyết.
Nhâm là chàng thanh niên mười bảy tuổi, bỏ học giữa chừng vì nhà nghèo, hay mơ
mộng, suy tư và thích làm thơ. Cha hi sinh, Nhâm sống với mẹ (Ngọc Thoa), người ...
Phương thức chuyển thể nhân vật từ truyện ngắn Việt Nam đương đại sang tác phẩm điện ảnh
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 405.28 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh Phương thức chuyển thể nhân vật Truyện ngắn Việt Nam đương đại Tác phẩm điện ảnh Ngôn ngữ điện ảnhTài liệu có liên quan:
-
Đường đi của kịch bản /Ngôn ngữ điện ảnh (1)
33 trang 49 0 0 -
Đường đi của kịch bản/Ngôn ngữ điện ảnh
48 trang 49 0 0 -
Phương thức chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản cải lương
19 trang 49 0 0 -
Người Đàn ông và chiếc Máy quay tại DOCLAB
3 trang 46 0 0 -
14 trang 45 0 0
-
Biểu tượng trong phim 'Turtles can fly'
19 trang 44 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
91 trang 44 0 0 -
25 trang 44 0 0
-
Huế, một cái nôi của nghệ thuật tuồng
11 trang 42 0 0 -
12 trang 41 0 0