Bài viết trình bày giới thuyết chung về phương thức định danh. Nêu cách thức định danh cho các đối tượng địa lý của vùng đất bao gồm phương thức định danh tự tạo và phương thức chuyển hóa với một số cách đặt tên cụ thể, điển hình ở địa danh tỉnh Quảng Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương thức định danh cho các đối tượng địa lý ở tỉnh Quảng Bình
48
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên
PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
Particular methods of naming geographical objects in Quang Binh province
Nguyễn Đình Hùng1
Tóm tắt
Abstract
Bài viết trình bày giới thuyết chung về phương
thức định danh. Nêu cách thức định danh cho các
đối tượng địa lý của vùng đất bao gồm phương
thức định danh tự tạo và phương thức chuyển hóa
với một số cách đặt tên cụ thể, điển hình ở địa danh
tỉnh Quảng Bình. Qua đó thấy được nét chung
trong phương thức tạo lập địa danh của các địa
phương khác trong nước và đặc điểm riêng trong
cách gọi tên các đối tượng địa lý ở Quảng Bình.
This article primarily clarifies the specific ways
of naming Quang Binh’s places. To this end, the
article, first of all, introduces the general theory
of toponymy, which serves as the foundation for
this research. Subsequently, the article presents
particular methods of naming the region’s
geographical objects, namely the self-created
procedure and the transfer procedure, which are
illustrated with typical examples of Quang Binh’s
name placing. As a whole, the article purposely
highlights common features of the whole country’s
regions’ name placing and distinctive features in
Quang Binh’s.
Từ khóa: Quảng Bình, địa danh, phương thức
định danh, tự tạo, chuyển hóa.
Keywords: Quang Binh, place name, ways of
naming places, self-created, transfer.
1. Giới thuyết chung về phương thức định danh1
Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng
làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các đơn vị
hành chính, các vùng lãnh thổ và các công trình
xây dựng thiên về không gian hai chiều (Lê Trung
Hoa 2010, tr. 22). Địa danh là đối tượng quan tâm
của nhiều lĩnh vực khoa học như lịch sử, địa lý,
dân tộc học, văn hóa học, ngôn ngữ học,... Xét về
bản chất cấu tạo, địa danh là một đơn vị từ ngữ,
có chức năng định danh sự vật, do đó, địa danh là
một bộ phận của từ vựng và vì vậy, trước hết, là
đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Trong
tác phẩm Địa danh học là gì?, A.V.Superanskaja
(2002: 3) đã xác định: “Địa danh học là một
chuyên ngành của ngôn ngữ học, nghiên cứu các
tên gọi địa lý, giải thích sự cấu tạo, lịch sử xuất
hiện của chúng và phân tích ý nghĩa ban đầu của
các từ cấu tạo nên địa danh”.
Đi theo khuynh hướng của ngôn ngữ học, người
ta nghiên cứu địa danh ở ba bình diện: bình diện
nghiên cứu cấu tạo (tức là nghiên cứu địa danh
ở mặt đồng đại); bình diện nghiên cứu “nghĩa”
của địa danh, tức là mỗi địa danh cho chúng ta
biết cái gì; và bình diện nghiên cứu nguồn gốc địa
danh. Cả ba bình diện nghiên cứu này tất yếu đều
có liên quan đến phương thức định danh vì mỗi
1
Thạc sĩ, Khoa Giáo dục Thường xuyên, Trường Đại học Quảng Bình
một địa danh đều được xác lập theo nguyên tắc đặt
tên nhất định. Phương thức định danh là phương
pháp đặt tên cho đối tượng (Từ Thu Mai 2004).
Các nhà nghiên cứu địa danh cho rằng, địa danh
mang trong mình hai thông tin: đối tượng được
gọi tên thuộc loại hình địa lý nào (núi, sông, xã,
huyện…) thể hiện qua ý nghĩa của danh từ chung,
và nó có ý nghĩa nào đó (khả năng phản ánh hiện
thực) thể hiện qua tên riêng. Trong hai loại thông
tin trên, mỗi loại đều có vai trò của riêng mình:
thông tin đầu giúp con người nhận biết đối tượng
một cách tổng quát, còn thông tin thứ hai nhằm
xác định đối tượng cụ thể. Định danh, về bản chất,
là nhằm trả lời câu hỏi người ta dựa vào đâu và
bằng cách nào để đặt tên cho đối tượng để mỗi địa
danh ra đời ít nhiều đều có “tính lý do” của nó.
Thao tác định danh gồm: xác định những đặc
tính chung để phân nhóm, tức là lựa chọn thành tố
chung (danh từ chung) cho đối tượng (ví dụ: làng,
thôn, cầu, bãi, khu du lịch…), và lựa chọn những
nét riêng để xác lập thành tố riêng (tên riêng) cho
đối tượng. Ví dụ: Thành phố Đồng Hới có địa danh
xóm Câu vì xóm gồm những người làm nghề đi câu,
đánh bắt thủy sản. Với hai thao tác này, việc định
danh phải lựa chọn từ ngữ nào, ký hiệu nào để làm
phương tiện, xuất phát từ tính chất điển hình của đối
tượng hoặc tâm thức chủ quan của chủ thể định danh.
Soá 15, thaùng 9/2014
48
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên
Qua khảo sát gần 5000 địa danh thu thập ở tỉnh
Quảng Bình, chúng tôi nhận thấy, việc định danh
tuân thủ các nguyên tắc chung về phương thức
định danh như đã trình bày. Nét khác biệt (nếu có)
là ở chỗ việc lựa chọn các thành tố riêng, cũng
như cách gọi tên một số thành tố chung mà các địa
danh ở vùng khác không có hoặc gọi bằng một tên
chung khác.
Phương thức định danh, cấu tạo và ý nghĩa của
địa danh luôn có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó.
Tìm hiểu cấu tạo và ý nghĩa của địa danh cũng có
nghĩa là phân tích cấu tạo của nó về ngữ pháp, từ
vựng - ngữ nghĩa và ngữ âm. Cấu tạo của một địa
danh bao giờ cũng liên quan đến hai yếu tố: cấu
trúc nội bộ và nguyên tắc đặt tên. Cấu trúc nội bộ
là đặc điểm về cấu tạo (hình thức), ngu ...
Phương thức định danh cho các đối tượng địa lý ở tỉnh Quảng Bình
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 281.91 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương thức định danh Đối tượng địa lý Phương thức định danh tự tạo Định danh tự tạo Phương thức chuyển hóa Tỉnh Quảng BìnhTài liệu có liên quan:
-
Đặc điểm tên gọi các loại cá biển ở Quảng Trị
6 trang 117 0 0 -
14 trang 95 0 0
-
Phương thức định danh của địa danh tỉnh Sóc Trăng
6 trang 60 0 0 -
Phương thức định danh bằng số và một số tư liệu sử dụng tại Hà Nội
7 trang 40 0 0 -
26 trang 34 0 0
-
8 trang 30 0 0
-
Nghị quyết số 53/2012/NQ-HĐND
15 trang 29 0 0 -
Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND
2 trang 28 0 0 -
Vấn đề phân loại ý nghĩa của địa danh tỉnh Khánh Hòa
0 trang 28 0 0 -
Ý nghĩa của địa danh Khánh Hòa thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ
8 trang 27 0 0