Cá lóc đen (Channa striata) là loài cá dữ, ăn thịt, phân bố tự nhiên trên sông, kênh, rạch, đồng ruộng… Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cá lóc đen có thể nuôi thâm canh trong ao và bè đều đạt năng suất cao. Ngoài tự nhiên cá lóc đen ăn các động vật sống như cá, tép, nhái… nhưng khi nuôi trong ao và bè chúng có thể sử dụng được các loại thức ăn như tấm, cám, thức ăn viên, cá tạp…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHƯƠNG THỨC THAY THẾ THỨC ĂN CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG CÁ LÓC ĐEN (Channa striata)
PHƯƠNG TH C THAY TH TH C ĂN
CH BI N TRONG ƯƠNG CÁ LÓC EN
(Channa striata)
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ
PHƯƠNG THỨC THAY THẾ THỨC ĂN CHẾ BIẾN
TRONG ƯƠNG CÁ LÓC ĐEN (Channa striata)
Trần Thị Thanh Hiền1, Ngô Minh Dung1, Bùi Minh Tâm1
ABSTRACT
Study on artificial food weaning for snakehead murrel (Channa striata) larvae
was conducted with 2 experiments. The first experiment was set up to
determine the period of time and methods for effectively weaning artificial food
in rearing snakehead murrel larvae. The experiment was set up with 7 diet
treatments. In the control treatment using live food (Moina and trash fish). In
the other diet treatments differed from the time weaning artificial food (10, 17
and 24 after hatching day) and weaning methods (10% or 20% amount of
artificial food increase per day). After 5 weeks, the results showed that the best
survival and specific growth rate of fry fish were achieved for those weaned
artificial food at 17 after hatching day with the replacing method which
increased 10% amount of artificial food per day (64,7% and 8,89%/day). The
second experiment included 4 diet treatments. The control treatment, fish was
fed feed without attractant supplementation. The treatments (2, 3 and 4) were
fed diets adding 2% fish protein hydrolysate, 2% squid liver oil or 2%
earthworm liquid, respectively. Results after 4 weeks experiment showed that
fish protein hydrolysate supplied as attractants had significantly higher
survival rate (79,3%) and specific growth rate (8,89%/ngày) compared to the
other diet treatments.
Keywords: Channa striata, artificial food, attractant
Title: Weaning methods for artificial food in rearing snakehead murrel
(Channa striata) larvae
TÓM TẮT
Nghiên cứu về phương thức tập ăn thức ăn thức ăn chế biến trong ương cá lóc
đen được thực hiện ở 2 thí nghiệm. Thí nghiệm thứ nhất nhằm xác định thời
điểm và phương thức thay thế hiệu quả thức ăn chế biến của cá lóc đen bột
gồm 7 nghiệm thức (3 lần lặp lại). Nghiệm thức đối chứng sử dụng hoàn toàn
thức ăn tự nhiên. Các nghiệm thức còn lại khác nhau về thời gian bắt đầu tập
ăn thức ăn chế biến (10, 17 và 24 ngày tuổi) và phương thức tập ăn (tăng dần
10% hoặc 20% thức ăn chế biến/ngày). Kết quả cho thấy, sau 5 tuần thí
nghiệm, tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá đạt tốt nhất khi tập ăn thức ăn chế
biến ở 17 ngày tuổi với phương thức thay thế 10% thức ăn chế biến/ngày
1
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
381
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ
(64,7% và 9,64%/ngày). Thí nghiệm 2, các nghiệm thức thức ăn có bổ sung các
chất dẫn dụ khác nhau nhằm so sánh ảnh hưởng của các chất dẫn dụ khác
nhau lên hiệu quả sử dụng thức ăn chế biến của cá bột. Thí nghiệm gồm 4
nghiệm thức. Nghiệm thức đối chứng không bổ sung chất dẫn dụ, các nghiệm
thức còn lại lần lượt được bổ sung 2% dịch cá thủy phân, 2% dầu gan mực
hoặc 2% dịch trùn quế. Kết quả sau 4 tuần thí nghiệm cho thấy dịch cá thuỷ
phân là chất dẫn dụ kích thích bắt mồi hiệu quả nhất, cho tỉ lệ sống (79,3%) và
tăng trưởng (8,89%/ngày) cao nhất.
Từ khóa: cá lóc đen, thức ăn chế biến, chất dẫn dụ
1 GIỚI THIỆU
Cá lóc đen (Channa striata) là loài cá dữ, ăn thịt, phân bố tự nhiên trên sông,
kênh, rạch, đồng ruộng… Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cá lóc đen
có thể nuôi thâm canh trong ao và bè đều đạt năng suất cao. Ngoài tự nhiên cá
lóc đen ăn các động vật sống như cá, tép, nhái… nhưng khi nuôi trong ao và bè
chúng có thể sử dụng được các loại thức ăn như tấm, cám, thức ăn viên, cá
tạp… Hiện nay, cá lóc đen chủ yếu được nuôi bằng thức ăn tươi sống (cá tạp
nguyên con hay xay nhỏ). Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá nước ngọt,
đặc biệt là các loài cá dữ, chất lượng thịt ngon đang phát triển mạnh đã làm gia
tăng đáng kể nhu cầu cá tạp. Năm 2008 riêng tỉnh An Giang lượng cá tạp sử
dụng trong nuôi cá lóc đã là 67.056 tấn, có 38 loài cá nước ngọt được sử dụng,
trong đó hơn 50% là các loài cá kinh tế (Phan Hồng Cương, 2009). Việc sử
dụng chủ yếu cá tạp trong nuôi cá lóc dẫn đến việc phụ thuộc của nghề nuôi
vào nguồn cá tạp, chất lượng cá tạp, giá cá tạp cung cấp.
Ở Việt Nam, cá lóc nói chung và cá lóc đen nói riêng khi nuôi trong ao bè đều
có khả năng sử dụng thức ăn chế biến. Trong nghiên cứu cũng như ngoài thực
tế, việc chuyển từ thức ăn tươi sống sang thức ăn nhân tạo được thực hiện càng
sớm càng tốt nếu nó không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá bột.
Nếu cá sử dụng tốt thức ăn nhân tạo thì sẽ hạn chế được bệnh lây nhiễm qua
thức ăn tự nhiên, giảm chi phí và chủ động được nguồn thức ăn trong ương
nuôi (Nguyễn Văn Triều và ctv., 2008). Tuy nhiên thời điểm và phương thức
tập ăn thức ăn chế biến của cá bột cũng khác nhau tuỳ theo loài. Do vậy mục
tiêu của nghiên cứu này là tìm thời điểm và phương thức thích hợp khi chuyển
đổi từ thức ăn tươi sống sang thức ăn chế biến cho cá lóc đen bột nhằm góp
phần hạn chế việc sử dụng cá tạp trong ương nuôi cá lóc đen.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu phương thức tập ăn thức ăn chế biến cho cá lóc bột được tiến hành
tại trai thực nghiệm – Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu
được thực hiện với 2 thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong bể
composit thể tích 100 lít/bể, mật độ 100 con/bể.
382
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 381-394 Trường Đại học Cần Thơ
2.1 Thí nghiệm 1: Xác định thời điểm và phương thức thay thế hiệu quả
thức ăn chế biến của cá lóc đen giai đoạn bột
Nghiên cứu được thực hiện trên cá lóc đen bột 10 ngày tuổi. Thời gian thí
nghiệm là 5 tuần. Gồm 7 nghiệm thức (3 lần lặp lại): nghiệm thức đ ...
PHƯƠNG THỨC THAY THẾ THỨC ĂN CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG CÁ LÓC ĐEN (Channa striata)
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 355.49 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu ngư nghiệp tài liệu thủy sản nghiên cứu ương cá lóc đen cách nuôi cá lóc đen kỹ thuật nuôi cá lóc đen thức ăn của cá lóc đenTài liệu có liên quan:
-
5 trang 54 1 0
-
Định hướng phát triển nuôi cá cảnh
6 trang 52 0 0 -
BẢO QUẢN VÀ VỆ SINH AN TOÀN SẢN PHẨM THỦY SẢN - CHƯƠNG 4
38 trang 34 0 0 -
11 trang 33 0 0
-
Bài giảng: KHOÁNG TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN
31 trang 31 0 0 -
Ngư Nghiệp Thủy Sản - Mè Trắng, Mè Hoa phần 10
7 trang 31 0 0 -
10 trang 29 0 0
-
Ngư Nghiệp Thủy Sản - Mè Trắng, Mè Hoa phần 9
11 trang 29 0 0 -
Kỹ thuật nuôi cá tra cá ba sa trong bè
45 trang 28 0 0 -
4 trang 28 0 0