Danh mục tài liệu

Puskin bàn về thơ và nhà thơ _1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.43 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

X. Bônđi khẳng định rằng cụm từ Trupxtva đôbrưê gắn với câu thơ thứ tư kêu gọi từ tâm (milôxti) cho nên cụm từ này chỉ có thể hiểu là lòng tốt (đôbrôta) đối với mọi người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Puskin bàn về thơ và nhà thơ _1Puskin bàn về thơ và nhà thơ X. Bônđi khẳng định rằng cụm từ Trupxtva đôbrưê gắn với câu thơ thứ tư kêu gọi từtâm (milôxti) cho nên cụm từ này chỉ có thể hiểu là lòng tốt (đôbrôta) đối với mọi người. Chúng tôi thiển nghĩ cách hiểu độc đoán này của Bônđi đã làm nghèo ý thơ củaPuskin. Theo quan điểm của chúng tôi cụm từ “những tình cảm tốt đẹp” rộng hơn lòngtốt. Ngoài lòng tốt, những tình cảm tốt đẹp trong thơ Puskin còn vô cùng phong phú: tìnhbạn, tình yêu, tình gia đình, lòng say mê thi ca, tình yêu thiên nhiên, khát vọng tự do, mongmuốn vinh quang, niềm vui sống, nỗi buồn trong sáng… N.M Fortunatôp chủ biên và soạn giả viết bài về Puskin trong sách giáo khoa Đạihọc Lịch sử Văn học Nga thế kỷ XIX(Matxcơva, 2008) có cách hiểu gần với chúng tôi. Giảithích lý do vì sao ông lưu danh hậu thế, “chính Puskin đã trả lời như sau: cái thiện, từ tâm vàtự do – đó là những giá trị tinh thần căn bản”. Fortunatôp hiểu “những tình cảm tốtđẹp” như cái thiện(đôbrô) tức là tập hợp của những gì tốt đẹp nhất. 2- Thơ và Nhà thơ Quan hệ giữa nhà thơ và thơ của anh ta là tiêu chí quan trọng để xác định bản chất củathơ trữ tình. Có hai quan điểm đối lập nhau về quan hệ giữa nhà thơ và thơ. Nhiều nhà nghiên cứu đi theo chủ nghĩa tiểu sử, đồng nhất thơ và tiểu sử nhà thơ. Bànvề Giucôpxki, nhà phê bình Bêlinxki viết: “Tác phẩm của nhà thơ có thể đồng thời là tiểu sửtốt nhất của anh ta”. Chính Giucôpxki cũng nói: “Đời và thơ là một”. Nhà nghiên cứu ngườiPháp H. Troyart, tác giả hai tập chuyên luận về Puskin cho rằng: “Sáng tác của ông chính làhình ảnh của cuộc đời ông”. Đối lập với quan điểm trên là những người phủ nhận hoặc coi nhẹ tác giả bài thơ. Cácnhà cấu trúc luận coi văn bản thơ là một cấu trúc khép kín, hoàn toàn tách rời thời đại và nhàthơ. Nhà nghiên cứu Tây Ban Nha Ortêga I Gatxet cho rằng: “Nhà thơ bắt đầu nơi con ngườikết thúc. Số phận người này là đi theo con đường “của con người”, sứ mạng của người kia làtạo ra cái không tồn tại (…) Cuộc đời là một chuyện, thơ ca là một cái gì khác”(2). Cả hai quan điểm trên đều đúng một phần, đều nắm một nửa chân lý, và đều sai lầmdo cực đoan và phiến diện. Thơ gắn bó với tiểu sử nhà thơ và đều ít nhiều có chất tự thuậtnhưng thơ không phải là tác phẩm tự thuật. Puskin rất coi trọng chủ thể sáng tạo: “Chúng tathích thấy nhà thơ trong mọi trạng thái, mọi biến đổi tâm hồn sống động và sáng tạo củaanh ta: cả trong nỗi buồn, cả trong niềm vui, cả lúc hân hoan phấn chấn cũng như khi cảmhứng dạt dào – cả trong sự phẫn nộ kiểu Giuvênan cũng như trong cơn bực tức nhẹ nhàngvề người hàng xóm tẻ ngắt…” (1836). Nhưng đồng thời Puskin cho rằng thơ không trùngkhít tiểu sử nhà thơ, thơ không xuất phát từ lợi ích vật chất thực dụng mà hướng tới sự sángtạo cái đẹp: “Trong lúc mỹ học từ thời Kant và Letxinh đã phát triển sáng rõ và rộng rãi thìchúng ta vẫn còn chìm trong các khái niệm của kẻ cố chấp nặng Gốtsét; chúng ta vẫn cứ lặplại rằng “cái đẹp” là sự mô phỏng thiên nhiên đẹp, rằng phẩm chất chủ yếu của nghệ thuậtlà “lợi ích”. Vì sao chúng ta ít thích các pho tượng tô mầu hơn các pho tượng thuần chấtbằng đá hoa và bằng đồng? Vì sao nhà thơ thích diễn tả tư tưởng của mình bằng các câuthơ của mình? Và có lợi ích gì trong tượng Vênuyt ở Tixian và tượng Apôlông ở Benvêđe? Sự giống như thật vẫn còn được xem là điều kiện và cơ sở của nghệ thuật kịch. Sẽ rasao nếu người ta chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng bản chất của nghệ thuật kịch thật sự loại trừsự giống như thật? Khi đọc trường ca, tiểu thuyết chúng ta thường có thể lặng người đi vàcho rằng sự việc được mô tả không phải là hư cấu mà là sự thật. Chúng ta có thể nghĩ rằngtrong tụng ca, sầu ca, nhà thơ mô tả tình cảm đích thực của mình trong các hoàn cảnh đíchthực (1830, N.H.H nhấn mạnh). Về bài Con quỷ, một nhà phê bình cho rằng “con quỷ của Puskin không phải là mộtthực thể tưởng tượng”. Có người còn nói bài thơ này ám chỉ người bạn của Puskin làAlêchxan Raiepxki. Nhà thơ coi những ý kiến này là “không đúng” và “nhà phê bình đã sailầm”. Puskin cho biết trong Con quỷ ông muốn thể hiện “tinh thần phủ nhận hoặc hoài nghivà ảnh hưởng đáng buồn của nó tới đạo lý thời đại chúng ta”. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng Puskin đã gạt bỏ nhiều câu thơ quá đậm chất tựthuật. Chẳng hạn bài Hồi ức (1829) mà L. Tônxtôi và nhiều người rất thích chỉ còn 16 câu, bỏmất 20 câu thơ hay nhưng cay đắng. Bài Tôi lại về thăm (1836) bị bỏ nhiều câu, đáng chú ýlà 22 câu kết thúc thể hiện tâm trang buồn bực của nhà thơ trong hai năm bị quản thúc tại quênhà (1824-1825). Tất nhiên việc thêm bớt câu thơ của Puskin còn gắn với ý đồ, kết cấu vàtính hàm súc của bài thơ. Khó mà nói bài Tôi yêu em gắn với mối tình nào của nhà thơ. Người đẹp phàm tụcAnna Pêtơrôpna Kern (1800-1879) thoắt trở thành “thiên thần sắc đẹp trắng trong” trong bàithơ tình nổi tiếng thế giới Gửi K. (1826). Tình yêu đơn phương của Puskin đối với thiếu phụchết yểu Amalia Ritnhích (1803-1825) thăng hoa thành những vần thơ tình say đắm trongbài Dưới bầu trời xanh quê hương (1826), Em từ giã dải bờ đất khách (1830, Thúy Toàndịch) và Tha thứ cho anh chăng những mộng tưởng ghen tuông (1823) với hai câu kết: Em đâu biết anh yêu em mãnh liệt Em đâu biết anh khổ đau khôn xiết Gôgôn thấu hiểu công phu sáng tạo của Puskin: “Ngay cả những lúc ông loay hoay“trong ngất ngây dục vọng”, thi ca đối với ông vẫn là vật thiêng, hệt như một ngôi đền. Ôngkhông bước vào đó với bộ dạng luộm thuộm, lôi thôi; ông không mang vào đó một cái gìchưa nghiền ngẫm kỹ, nông nổi từ chính cuộc đời của riêng mình. Bước vào đó không phải làmột hiện thực tả tơi, lõa lồ (…) Bạn đọc chỉ cảm nhận được độc có hương thơm, nhưngnhững chất liệu gì cháy rụi trong lồng ngực nhà thơ để có thể sản sinh ra hương thơm đó thìkhông ai có thể thấy.” Đại thi hào Gớt nói: “Thế giới rộng lớn, phong phú và cuộc sống đ ...