
Quá trình tạo nước tiểu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình tạo nước tiểuQUÁ TRÌNH TẠONƯỚC TIỂUĐể có được nước tiểu, ở thận có ba quá trình: siêu lọc ở tiểu cầu thận, tái hấp thu và bài tiếttích cực ở tiểu quản thận.1. QUÁ TRÌNH SIÊU LỌC.Quá trình siêu lọc thực hiện ở tiểu cầu thận. Qúa trình này là một quá trình thụ động, lọc nướcvà các chất hoà tan trong nước từ huyết tương mao mạch cuộn mạch sang khoang baoBowman qua màng siêu lọc. Như vậy, muốn có dịch siêu lọc ( dịch lọc, nước tiểu đầu) , cần phảicó hai yếu tố cơ bản là màng siêu lọc và áp lực lọc.Màng siêu lọc và áp lực lọc quyết định số lượng và thành phần các chất dịch siêu lọc.1.1. Màng siêu lọc.Màng siêu lọc còn gọi là màng tiểu cầu thận. Màng này ngăn cách giữa huyết tương mao mạchcuộn mạch và dịch siêu lọc trong khoang bao Bowman. Màng có ba lớp: lớp tế bào nội mô maomạch, lớp màng nền và lớp tế bào biểu mô (lá trong) bao Bowman.Lớp tế bào nội mô mao mạch láng trên lớp màng đáy. Trên tế bào này có những lỗ thủng gọi làcửa sổ (fenestra). Đường kính cửa sổ này là 160 A0.Lớp màng nền là một mạng lưới các sợi collagen và proteoglycan, có tạo ra các lỗ nhỏ cácđường kính 110 A0. Các lỗ này tích điện âm (do cấu trúc của proteoglycan). Lớp tế bào biểu mô bao Bowman là một lớp tế bào biểu mô có chân (tua) m ỗi tế bào có rấtnhiều chân bám lên màng nền. Giữa các tua nhỏ này có các khe nhỏ (slit-pore) có đường kínhkhoảng 70-75 A0. Trên siêu cấu trúc, các lỗ này không phải thông trực tiếp mà trên bề mặtchúng có một màng bịt siêu mỏngMàng siêu lọc có rất nhiều lớp như vậy nhưng lại là một màng sinh học có tính thấm chọn lọcrất cao. Kích thước phân tử và sự tích điện âm của các phân tử đã quyết định khả năng thấmcủa nó qua màng siêu lọc:Chất hoà tan Trọng lượng phân tử Khả năng thấm quaInulin 52000 1,000Các protein phân tử nhỏ 30.000 0,500Albumin 69.000 0,005Inulin có trọng lượng phân tử nhỏ nên thấm qua 100%. Albumin có trọng lượng phân tử lớn, lạitích điện âm nên chỉ thấm qua có 0,5%. Các tế bào máu, đương nhiên là không thể qua đượcmàng siêu lọc. Vì vậy trong dịch siêu lọc không có các tế bào máu, không có các hợp chất hữucơ có phân tử lượng cao trên 7 0.000. Các protein phân tử lượng thấp có thể thấm qua màngsiêu lọc, nhưng rất ít, vì vậy hàm lượng của nó trong dịch siêu lọc chỉ là 0,03%, có nghĩa là nó chỉbằng 1/240 hàm lượng protein huyết tương. Do có sự chênh lệch về hàm lượng protein giữahuyết tương và dịch siêu lọc (chênh lệch diện tích âm) nên trong dịch siêu lọc sẽ có nồng độ ionCl- và HCO3- cao hơn 5% so với huyết tương để giữ cân bằng điện tích âm (cân bằng Donnan).Nhìn chung, trừ những thành phần đã mô tả trên đây không qua được màng siêu lọc, còn lạigần như toàn bộ các chất trong huyết tương và dịch siêu lọc có nồng độ ngang nhau và d ịchsiêu lọc có áp suất đẳng trương so với huyết tương. 1.2. Áp lực lọc: FP (filtration pressure). Áp lực lọc là áp lực tác động lên huyết tương của mao mạch cuộn mạch, để đẩy nước và các chất hoà tan trong nước sang khoang bao Bowman. Áp lực lọc được tạo nên bởi sự tổng hợp của các áp lực máu mao mạch cuộn mạch , áp lực keo của huyết tương mao mạch cuộn mạch và áp lực trong khoang bao Bowman. Áp lực máu mao mạch cuộn mạch: GP (glomerular pressure). Mao mạch cuộn mạch có áp lực máu rất cao, cao nhất trong các hệ thống mao mạch, thông thường là 60mm Hg. Đây là động lực cơ bản nhất tạo ra áp lực lọc. Ap lực này đẩy nước và các chất hoà tan trong nước từ máu mao mạch cuộn mạch vào khoang bao Bowman. Áp lực keo của huyết tương mao mạch cuộn mạch: GCP (glomerular colloid osmotic pressure). GCP được tạo nên nhờ các hợp chất hữu cơ phân tử lượng cao, đặc biệt là các protein huyết tương. Các chất này có khả năng giữ nước lại cho huyết tương. GCP ở động mạch đến là 28mm Hg (đây là áp lực keo của máu), ở động mạch đi là 36mm Hg (vì nước đã thoát vào khoang bao Bowman) nên áp lực keo ở động mạch đi cao hơn áp lực keo ở động mạch đến. GCP trung bình của máu mao mạch tiểu cầu thận là 32mm Hg. Áp lực trong khoang bao Bowman: CP (capsular pressure). Đây là áp lực của dịch siêu lọc nằm trong khoang bao Bowman tạo nên, còn gọi là áp lực trong bao. Áp lực này đẩy nước từ khoang bao Bowman trở lại huyết tương mao mạch cuộn mạch. Áp lực này bằng 18mm Hg. Như vậy áp lực keo của huyết tương mao mạch cuộn mạch và áp lực trong bao là ngược chiều với áp lực máu mao mạch cuộn mạch. Muốn có dịch siêu lọc thì FP phải lớn hơn 0, nghĩa là GP phải lớn hơn tổng GCP + CP và công thức áp lực lọc là: FP = GP-(GCP + CP) = 60 - (32 + 18) = 10 (mmHg) Tổng lượng dịch siêu lọc trong 24 giờ là rất lớn, trung bình là 170-180l. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá chức năng lọc của tiểu cầu thận là vô cùng quan trọng đối với các nhà lâm sàng đặc biệt là các nhà gây mê-hồi sức. Ngoài FP ra, để đánh giá chức năng lọc của tiểu cầu, người ta còn xác định một số chỉ số như sau: Phân số lọc của tiểu cầu:FF (filtration faction) là tỷ số (%) giữa dịch lọc (ml) và lượng huyết tương qua thận (ml) trong một phút: bình thường tỷ số này bằng 19-21%. GFRFF=-------------- RPF Hệ số lọc của tiểu cầu (filtration coefficient), ký hi ệu là Kf. Hệ số lọc Kf là số ml dịch siêu lọc có trong một phút, khi áp lực lọc là 1mm Hg, bình thường Kf=12,5ml/min. mmHg. Mức lọc cầu thận: GFR (glomerular filtration rate). Mức lọc cầu thận còn gọi là lưu lượng lọc cầu thận. GFR là số ml dịch siêu lọc có trong một phút. Nó được tính bằng tích của hệ số lọc với áp lực lọc của tiểu cầu. GFR = Kf x FP = 12,5 x 10 = 125ml/min. Người ta cũng xác định GFR bằng hệ số thanh thải của inulin (hệ số thanh thải của inulin bằng 125ml/min).1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình siêu lọc.- Cơ chế tự điều hoà mức lọc cầu thận của bộ máy ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu y học giáo trình y hoc bài giảng y khoa tài liệu y khoa bài tập y khoaTài liệu có liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 228 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 207 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 190 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 47 0 0 -
39 trang 40 0 0
-
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm: Phần 1
111 trang 39 0 0 -
Chapter 075. Evaluation and Management of Obesity (Part 5)
5 trang 39 0 0 -
10 trang 39 0 0
-
Bài giảng Sản phụ khoa - Phần 1
76 trang 39 0 0 -
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm: Phần 2
42 trang 37 0 0 -
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HỆ THỐNG KINH LẠC MẠCH
6 trang 37 0 0 -
National Healthcare Quality Report - part 3
15 trang 37 0 0 -
31 trang 36 0 0
-
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CỦA U THẬN Ở TRẺ EM
34 trang 36 0 0 -
INFLAMMATORY BOWEL DISEASE - PART 7
38 trang 35 0 0 -
35 trang 35 0 0