Danh mục tài liệu

Quan điểm mới cách tiếp cận mới và các quy định mới - Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013: Phần 2

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.24 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Quyền con người trong hiến pháp năm 2013 - Quan điểm mới cách tiếp cận mới và các quy định mới phần 2 trình bày những nội dung về bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội bằng các luật cụ thể; quyền riêng tư trong Hiến pháp năm 2013 và các biện pháp bảo đảm bằng pháp luật; bảo vệ quyền con người trong dự án Bộ luậ dân sự, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm mới cách tiếp cận mới và các quy định mới - Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013: Phần 2 BẢO ĐẢM QUYỂN CON NGƯỜI TRONG LĨNH Vực LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI BẰNG CÁC LUẬT c ự THẺ ThS. Hà Đ ìn h B ốn, Vụ trư ở n g Vụ P h á p ch ế, B ộ L a o đ ộ n g - T h ư ơ n g b in h và X ả hội Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28-11-2013. Kế thừ a các Hiến pháp trước đây, quyển con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đê cao, đưa lên vị trí tra n g trọng hàng đầu trong Hiến pháp (Chương II), đây là thể hiện nhận thức mối đầy đủ, sâu sắc, đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định nguyên tắc: Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyên con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tê, văn hóa, xã hội; Quyền con người, quyền công dân chỉ có th ể bị hạn chê theo quy định của L uật trong trường hợp cần th iế t vì lý do quốc phòng, an ninh quôc gia, tr ậ t tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội. sức khỏe cộng đồng. 110 Trên cơ sở các nguyên tắc trên, Hiến pháp năm 2013 đã quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó bổ sung một sô’ quyền mới chặt chẽ, chính xác, khả thi, phù hợp với các công ưốc quốc tê vê nhân quyển mà Nhà nước ta là thành viên. Tuy nhiều quyền con người và quyển công dân đã được quy định từ trước đây, song, chúng ta cần phải cụ thể hóa, thể chê hóa đầy đủ hơn các quyển con người, quyển công dân để bảo đảm thực thi trong đời sống xã hội, để mọi người và mỗi công dân được hưởng thụ và thực hiện cũng như bảo vệ quyền con người và quyền công dân của mình. Tuy nhiên, vấn đê quan trọng hơn là các quyền đó phải được thực thi trong thực tế. Trong cơ chế thi hành pháp luật hiện nay, nhiều quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013 có thể vẫn sẽ chỉ là quyền hình thức nếu không được thể chế hóa trong các luật cụ thể. Để Hiến pháp năm 2013 sớm đi vào cuộc sông, hay nói cách khác là để Hiến pháp năm 2013 có giá trị thực hiện chứ không phải là một tuyên ngôn thì việc nghiên cứu, để xuất hoàn thiện hệ thông pháp luật, đặc biệt là đổi với các quy định về quyển con người, quyền công dân là hết sức cần thiết, đó là trách nhiệm của các cấp, các ngành. Nội dung bài viết này đề cập khái quát một số điều hiến định liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã h ộ i; đồng thời, tóm lược một số nội dung cơ bản của các đạo luật hiện hành đã cụ thể hóa các quyền con người, quyển công dân trong các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. 111 I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA HIÊN PHÁP NĂM 2013 LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 1. Đ iể u 14: 1. ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyển công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyển con người, quyền công dân chỉ có thế bị hạn chê theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trậ t tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. 2. Đ iểu 26: 1. Công dân nam, nữ bình đẳng vể mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. 2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điểu kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. 3. Nghiêm cấm phân biệt đôi xử vể giới. 3. Đ iều 34: Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội. 4. Đ iểu 35: 1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. 2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chê độ nghỉ ngơi. 3. Nghiêm cấm phân biệt đôi xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. 5. Đ iều 36: 1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. 2. Nhà 112 nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyển lợi của người mẹ và trẻ em. 6. Đ iểu 37: 1. Trẻ em được Nhà nước, gia đ ì n h và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đê vê trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. 2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điểu kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thế lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thông dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc. 3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 7. Đ iểu 57: 1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động. 2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điểu kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ôn định. 8. Đ iều 59: 1. Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối V I người có công với nước. Ớ 2. Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp ngưòi cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác. 3. Nhà nước có chính sách phát triển nhà ỏ, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ỏ. 113 9. Đ iều 61: 1. Phát triển giáo dục là quôc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 2. Nhà nưốc ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học ...