Danh mục tài liệu

Quan hệ ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp giao văn hóa (trên ngữ liệu tiếng Nga và tiếng Anh)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết của GS. TS. Dương Đức Niệm gồm hai phần: Phần một trình bày ngắn gọn về các khái niệm ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp giao văn hóa, qua đó nêu lên mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp giao văn hóa. Phần hai trình bày những nét dị biệt về văn hóa trong hành vi ứng xử, trong từ vựng và các phương tiện ngôn ngữ không lời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp giao văn hóa (trên ngữ liệu tiếng Nga và tiếng Anh) QUAN HỆ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ GIAO TIẾP GIAO VĂN HÓA (trên ngữ liệu tiếng Nga và tiếng Anh) GS. TS. Dương Đức Niệm Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG HN Tel: 01273637357 E-mail: ducniem42@gmail.com Tóm TắT Mục đích cao nhất của dạy học ngoại ngữ là luyện cho người học năng lực giao tiếp với người bản ngữ, tức là giao tiếp giao văn hóa. Bài viết gồm hai phần: Phần một trình bày ngắn gọn về các khái niệm ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp giao văn hóa, qua đó nêu lên mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp giao văn hóa. Phần hai trình bày những nét dị biệt về văn hóa trong hành vi ứng xử, trong từ vựng và các phương tiện ngôn ngữ không lời. Thông qua các ví dụ cụ thể, tác giả phân tích ảnh hưởng của những khác biệt văn hóa đối với giao tiếp giao văn hóa. Tác giả đưa ra một số ví dụ bằng tiếng Anh, Pháp để khẳng định các lỗi trong giao tiếp giao văn hóa là vấn đề mang tính phổ quát. Предметом исследования данной работы изучение проблем взаимоотношений между языком, культурой и межкультурным общением. Работа состоит из двух частей. В первой части рассматривается определение основных понятий языка, культуры и межкультурного общения. Язык – это средство общения, средство выражения мыслей. Культура – это совокупность достижений человеческого общества в производственной, общественной и духовной жизни общества. Межкультурное общение рассматривается как адекватное взаимопонимание двух участников коммуникативного акта, принадлежащих к разным национальным культурам. Связь между языком и культурой тесна. Язык не существует вне культуры. Во второй части рассматриваются проблемы культуры, тесно связанные с обслуживающим эту культуру языком; лексические пласты русского языка, не имеющие эквивалентов в других языках. Здесь изучаются так называемые невербальные языки (жестовый язык), которые играют важную родь в акте общения, и приводится несколько примеров несовпадения «русских» жестов с жестами «иностранными». 1. Về các khái niệm ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp giao văn hóa Mục đích cao nhất của dạy học ngoại ngữ (tiếng Nga hoặc tiếng Anh) là dạy cho người học năng lực sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp với người bản ngữ (người Nga hoặc người Anh). Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, lưu giữ và phản ánh bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Chúng ta không thể tưởng tượng văn hóa của một dân tộc lại không có giao tiếp. Từ đó nảy sinh mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp giao văn hóa. Khái niệm язык, language (ngôn ngữ) được nhiều nhà khoa học ở nhiều quốc gia, thuộc các thời đại khác nhau nghiên cứu và đưa ra nhiều định nghĩa. Lời lẽ trong các định nghĩa có thể tại trong 272 khác nhau, nhưng tựu trung đều xoay quanh một ý cơ bản: ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp, phương tiện biểu đạt tư duy của con người. Khái niệm văn hóa có nội hàm rất rộng, đã được nhiều nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới thuộc nhiều thế hệ khác nhau nghiên cứu và đưa ra hàng trăm định nghĩa. Mỗi nhà khoa học thuộc một cộng đồng ngôn ngữ và một nền văn hóa dân tộc cụ thể, dựa trên những xem xét thiên về một khía cạnh nào đó của khái niệm văn hóa, có thể đưa ra một định nghĩa riêng của mình về văn hóa. Các từ điển tiếng Nga hoặc tiếng Anh cũng đưa ra những định nghĩa về văn hóa với những nét khác nhau. Nhưng, nhìn chung, tất cả các định nghĩa về văn hóa đều có một nét chung cơ bản là xem xét văn hóa như là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Khi xác định nghĩa của từ tiếng Nga «культура» từ điển Oжегов viết: «Văn hóa là tổng thể những thành tựu (совокупность достижентй) của loài người trong sản xuất, xã hội và trí tuệ» (Ожегов С.И., 1983). Khi định nghĩa khái niệm culture, các từ điển tiếng Anh bên cạnh nội dung đánh giá văn hóa là thành tựu của trí tuệ và nghệ thuật (intellectual and artistic achievement) còn dùng những từ như customs (phong tục, tập quán), bieliefs (tín ngưỡng) hoặc cụm từ the way of life (nếp sống, lối sống) (Oxford Dictionary). Văn hóa là một trong những đặc trưng của dân tộc và được gọi là văn hóa dân tộc. Trong giáo học pháp ngoại ngữ hiện đại việc nghiên cứu văn hóa không có mục đích tự thân, nghĩa là các hiện tượng văn hóa dân tộc được nghiên cứu và miêu tả theo hướng phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy, giáo viên cần chọn lọc tìm ra những hiện tượng văn hóa có liên quan đến hoạt động giao tiếp để dạy, nhằm giúp học sinh sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp đúng chuẩn mực văn hóa của người bản ngữ, qua đó nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp. Ngôn ngữ và văn hoá luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, lưu giữ và phản ánh bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc. Nắm vững ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp là lĩnh vực hoạt động, không những mang tính ngôn ngữ, mà còn mang tính văn hoá-xã hội của con người. Cho nên, muốn d ...