
Quản lí chất thải rắn tại các cơ sở dịch vụ lưu trú thành phố Hội An hướng đến mục tiêu tuần hoàn chất thải
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lí chất thải rắn tại các cơ sở dịch vụ lưu trú thành phố Hội An hướng đến mục tiêu tuần hoàn chất thải TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 21, Số 6 (2024): 1142-1155 Vol. 21, No. 6 (2024): 1142-1155 ISSN: Website: https://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.6.4133(2024) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CƠ SỞ DỊCH VỤ LƯU TRÚ THÀNH PHỐ HỘI AN HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU TUẦN HOÀN CHẤT THẢI Hồ Thị Thanh Hiền*, Phan Văn Tini Trường Đại học Văn Lang, Việt Nam * Tác giả liên lạc: Hồ Thị Thanh Hiền – Email: hien.htt@vlu.edu.vn Ngày nhận bài: 17-02-2024; ngày nhận bài sửa: 17-4-2024; ngày duyệt đăng: 03-5-2024TÓM TẮT Phân loại chất thải rắn tại nguồn là điều kiện tiên quyết trong các hệ thống quản lí chất thảitheo định hướng phát triển bền vững. Tại các đô thị du lịch, đặc biệt là các di sản văn hóa thế giớiđược UNESCO công nhận, quản lí chất thải nhằm giảm thiểu và tuần hoàn chất thải không chỉ giúpgiải quyết vấn đề môi trường mà còn giảm thiểu tài nguyên và góp phần phát triển du lịch bền vững.Nghiên cứu này phân tích năng lực và khả năng đóng góp của các cơ sở dịch vụ lưu trú tại thànhphố Hội An đến mục tiêu quản lí chất thải rắn theo định hướng tuần hoàn chất thải và phát triển bềnvững. Với công cụ phân tích SWOT, thực hành quản lí chất thải rắn tại các cơ sở dịch vụ lưu trúđược xem xét trong mối tương quan với điều kiện cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội tại địa phương.Trên cơ sở đó, giải pháp nâng cao năng lực quản lí chất thải rắn đối với các cơ sở dịch vụ lưu trúđược đề xuất. Từ khóa: quản lí chất thải rắn; tái chế; kinh tế tuần hoàn; phát triển bền vững; du lịch bền vững1. Giới thiệu Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đếntrong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Ngành du lịch thànhphố Hội An với khu phố cổ rộng 5 km2 được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thếgiới năm 1999 giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Tổng giá trị sản xuấttoàn ngành Du lịch - Dịch vụ - Thương mại ước đạt 8563,6 tỉ đồng. Năm 2019, thành phố(TP.) Hội An đón hơn 5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế là 4 triệu lượt.Song, đi kèm với sự phát triển là sự gia tăng chất thải của ngành dịch vụ du lịch(WWF & VISI, 2020). Sau thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, ngành du lịch TP. Hội An bịảnh hưởng nặng nề với lượng du khách giảm, khối lượng chất thải rắn (CTR) của Thành phốCite this article as: Ho Thi Thanh Hien, & Phan Van Tini (2024). Waste management in Hoi An Citysaccommodation services: moving towards a circular waste economy. Ho Chi Minh City University of EducationJournal of Science, 21(6), 1142-1155. 1142Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 21, Số 6 (2024): 1142-1155là 80 tấn/ngày (Peoples Committee of Hoi An city, 2021). Chỉ một lượng nhỏ CTR được xửlí tại chỗ, phần còn lại được vận chuyển đến xử lí tại một địa phương khác trong tỉnh (WWF& VISI, 2020). Hiện nay, khi ngành du lịch của Thành phố đang khôi phục trở lại, khốilượng CTR có thể trở lại mức 100 tấn/ngày như thời điểm trước đại dịch (Lan Anh, 2023).Trong bối cảnh quản lí chất thải không hiệu quả, ngành du lịch tại phố cổ Hội An nói riêngđang đứng trước nguy cơ phát triển không bền vững. Tính đến cuối năm 2022 TP. Hội An có 841 cơ sở dịch vụ lưu trú (CSDVLT) phục vụdu khách nội địa lẫn quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, các quốc gia châu Âuvà Mĩ (Sơn, 2023). Chủ trương hiện nay của Hội An là không khuyến khích mở rộng sốlượng CSDVLT mà tập trung nâng cao chất lượng, hướng đến mô hình dịch vụ lưu trú đảmbảo tiêu chí du lịch xanh (Peoples Committee of Hoi An City, 2014). Làm sao để phát huyvai trò của ngành dịch vụ lưu trú trong tiến trình phát triển du lịch bền vững tại TP. Hội Anlà một thách thức, đòi hỏi các hiểu biết sâu về năng lực của các CSDVLT cũng như các yếutố bên ngoài như điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, và chính sách quản lí nhà nước. Phân tích SWOT (viết tắt của strength/ điểm mạnh, weaknesses/ điểm yếu,opportunity/ cơ hội, và threats/ thách thức hoặc mối đe dọa) được sử dụng phổ biến nhằmđưa ra các chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp (Houben et al., 1999). Theo đó, điểmmạnh trong phân tích SWOT là năng lực nội bộ và các yếu tố tích cực của cơ sở kinh doanh,phù ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lí chất thải rắn Kinh tế tuần hoàn Du lịch bền vững Cơ sở dịch vụ lưu trú Công cụ SWOTTài liệu có liên quan:
-
174 trang 380 0 0
-
10 trang 124 0 0
-
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 122 0 0 -
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của giới trẻ - Trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 108 0 0 -
Chính sách phát triển bền vững và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
8 trang 84 0 0 -
Xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong tình hình mới
5 trang 73 0 0 -
15 trang 65 0 0
-
Tuần hoàn tái sử dụng nước thải sau xử lý trong công nghiệp - tiềm năng và thách thức
6 trang 57 0 0 -
Áp dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa ở Việt Nam
4 trang 52 0 0 -
9 trang 51 0 0
-
Từ kinh nghiệm quốc tế, đề xuất các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
4 trang 49 0 0 -
Giáo trình Du lịch bền vững: Phần 1
108 trang 48 0 0 -
Bài giảng Du lịch bền vững - Trường ĐH Thương mại
130 trang 42 0 0 -
74 trang 40 0 0
-
Kinh tế tuần hoàn trong xu thế phát triển bền vững đô thị
5 trang 40 0 0 -
Du lịch huyện đảo Lý Sơn nhìn từ góc độ phát triển bền vững
6 trang 40 0 0 -
12 trang 39 0 0
-
Kinh tế tuần hoàn - Tiếp cận mới cho các doanh nghiệp
7 trang 38 0 0 -
Kinh tế tuần hoàn: một số lý luận cơ bản, kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi mở đối với Việt Nam
11 trang 38 0 0 -
Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Những bước đi ban đầu và giải pháp
9 trang 37 0 0