Danh mục tài liệu

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở thành phố Hà Nội - góc nhìn từ cấu trúc thị trường

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.58 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đã nhận diện và phác họa toàn cảnh hiện trạng QLCTRSHĐT ở thành phố Hà Nội qua 4 phân đoạn: thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế dưới góc nhìn cấu trúc thị trường. Trong đó, đặc điểm của các chủ thể tham gia, rào cản thị trường và kết quả thực thi ở từng phân đoạn được lựa chọn và phân tích một cách chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở thành phố Hà Nội - góc nhìn từ cấu trúc thị trườngQUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - GÓC NHÌN TỪ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TS. Ngô Thanh Mai Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Tăng trưởng kinh tế ấn tượng, mở rộng quy mô dân số và đô thị hóa mạnhmẽ đang là bức tranh về Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong thời gianqua. Bối cảnh đó đã đặt hệ thống QLCTRSHĐT đối mặt với nhiều khó khăn và thửthách trước áp lực phải quản lý khối lượng chất thải ngày càng gia tăng cả về sốlượng và mức độ nguy hại. Nghiên cứu đã nhận diện và phác họa toàn cảnh hiệntrạng QLCTRSHĐT ở thành phố Hà Nội qua 4 phân đoạn: thu gom, vận chuyển, xửlý và tái chế dưới góc nhìn cấu trúc thị trường. Trong đó, đặc điểm của các chủ thểtham gia, rào cản thị trường và kết quả thực thi ở từng phân đoạn được lựa chọn vàphân tích một cách chi tiết. Trên cơ sở này, một số khuyến nghị chính sách được gợimở để nâng cao hiệu quả, chất lượng và tính bền vững cho dịch vụ QLCTRSHĐT ởthành phố Hà Nội nói riêng và các đô thị khác nói chung. Từ khóa: chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt đô thị, quản lý chất thải rắn. 1. Bối cảnh nghiên cứu Chất thải rắn (CTR - Solid Waste) là một bộ phận tất yếu, ‘đồng hành’ vớiquá trình sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế. Đối với các quốc gia đang pháttriển, chất thải rắn sinh hoạt đô thị (CTRSHĐT- Municipal Solid Waste) ngày càngtăng nhanh cả về khối lượng phát sinh và mức độ nguy hại. Phát triển kinh tế, giatăng dân số và đô thị hóa mạnh mẽ được xem là những nguyên nhân chính gây ratình trạng này (UNEP, 2005). Năm 2016, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt(CTRSH) trên cả nước là 24.7 triệu tấn/ năm. Tại các vùng đô thị, nơi chiếm khoảng30% dân số cả nước, mỗi năm phát sinh gần 15 triệu tấn CTRSHĐT (Bộ TN&MT,2017). Trong bối cảnh đó, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị (QLCTRSHĐT) trởthành nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong hệ thống quản lý môi trường ở Việt Nam. Tuynhiên, hệ thống này đang thực sự gặp nhiều khó khăn do sự hữu hạn về công nghệ,thiết bị, nguồn vốn và nhân lực (Bộ TN&MT, 2011). Vì vậy, khả năng cung cấpdịch vụ và kết quả hoạt động QLCTRĐT còn khá khiêm tốn. Tại các đô thị, khoảng83 - 85% lượng chất thải phát sinh được thu gom, còn lại 15 - 17% CTR được thải bỏra môi trường, vứt vào bãi đất, ao hồ hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường. Côngnghệ xử lý CTRSHĐT phổ biến là chôn lấp, ủ phân hữu cơ và đốt. Tại khu vực đô 365thị, tỷ lệ CTRSH được chôn lấp trực tiếp khoảng 34%. Phần lớn các bãi chôn lấp tiếpnhận CTRSH chưa được phân loại, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp,chiếm nhiều diện tích đất, phát sinh lượng lớn nước rỉ rác. Các bãi chôn lấp khônghợp vệ sinh đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, sinhthái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất của cộng đồngxung quanh (Bộ TN&MT, 2017). Những chỉ báo không mấy khả quan về kết quảQLCTRSHĐT đang đặt ra những yêu cầu cấp bách cần thay đổi cách đánh giá hệthống QLCTRSHĐT. Đã đến lúc, dịch vụ QLCTRSH cần phải được xem xét nhưmột hàng hóa công cộng đặc biệt mà ở đó việc cung ứng hàng hóa này phải được đadạng hóa bởi nhiều chủ thể với chất lượng cung ứng tốt hơn và hiệu quả hơn. Để đạtmục tiêu này, các phân tích về cấu trúc thị trường của dịch vụ QLCTRSHĐT là hếtsức cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp vận hành và hoàn thiện dịch vụQLCTRSHĐT theo hướng bền vững. 2. Khung lý thuyết nghiên cứu Nghiên cứu được phân tích dựa trên mô hình về Cấu trúc - Hành vi - Kết quả(SCP – Stucture, Conduct, Peformance) trong lý thuyết ngành. Đây là một trongnhững khung tiếp cận chuẩn mực được áp dụng trong phân tích thị trường. Điểm thenchốt của mô hình này là hiệu quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu ngành màcác doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau. Mô hình có 3 yếu tố cấu thành: cấu trúcthị trường, thực hiện thị trường và kết quả thị trường. Trong đó, yếu tố đầu tiên (1)được định hình bởi số lượng các chủ thể kinh tế tham gia mua, bán trên thị trường.Nếu có ít người bán, thị trường sẽ có dấu hiệu độc quyền bán và ngược lại. Người bánsẽ có nhiều quyền lực để áp đặt giá lên người mua. Thị trường chỉ thực sự cạnh tranhkhi có nhiều người mua và người bán. Các rào cản gia nhập ngành, khả năng đa dạnghoá, mức độ liên kết dọc cũng ảnh hưởng đến cấu trúc thị trường. Nếu rào cản gianhập ngành lớn, các doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường sẽ có nhiều quyền lựcáp đặt giá cao hơn mà không sợ bị đe doạ cạnh tranh bởi các doanh nghiệp mới, sẵnsàng gia nhập ngành. Khả năng đa dạng hoá sản phẩm trong ngành cũng là yếu tố hạnchế quyền lực thị trường của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp yếu thế hơn có thểchuyển sang cung ứng các sản phẩm khác và có vị thế thị trường tốt hơn. Yếu tố thứhai (2) liên quan đến cơ chế phối hợp của thị trường và chính sách giá cả được ápdụng bởi các tác nhân trong chuỗi cung ứng. Cả hai yếu tố này có thể tác động đếnkết quả thị trường. Kết quả này sẽ quyết định liệu mức giá trên thị trường, quá trìnhsản xuất và phân bổ nguồn lực có hiệu quả hay không, cũng như mức lợi nhuận màcác chủ thể được hưởng sẽ như thế nào (Panagiotou, 2006). Áp dụng lý thuyế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: