Quản lý dữ liệu thông minh trong lĩnh vực ngân hàng và các giải pháp
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 338.89 KB
Lượt xem: 38
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Quản lý dữ liệu thông minh trong lĩnh vực ngân hàng và các giải pháp" giới thiệu về việc quản lý dữ liệu thông minh giúp cải thiện chất lượng nguồn dữ liệu mà mỗi ngân hàng thu thập, giúp ngân hàng nhìn thấy một bức tranh tổng thể về thị trường tài chính tiền tệ và nhu cầu của khách hàng, qua đó đưa ra quyết định, chiến lược kinh doanh đúng, thúc đẩy tăng doanh số và lợi nhuận cho ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý dữ liệu thông minh trong lĩnh vực ngân hàng và các giải pháp QUẢN LÝ DỮ LIỆU THÔNG MINH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP Đinh Nguyễn Thúy Nguyệt Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing Email: dntnguyet@ufm.edu.vn Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, mô hình doanh nghiệp số, chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số đã trở thành đích đến của nhiều quốc gia, tổ chức. Chuyển đổi số vì thế đang lan tỏa trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, thu hút sự quan tâm của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế và ngày càng khẳng định là một xu thế tất yếu. Trong đó, dữ liệu được coi vấn đề vô cùng quan trọng, là nguồn cung cấp năng lượng cho chuyển đổi số, dữ liệu có thể trở thành tài nguyên mới cho phát triển kinh tế toàn cầu. Đối với ngành Ngân hàng, một trong những ngành sở hữu khối lượng dữ liệu lớn, cũng là ngành đi đầu trong hành trình chuyển đổi mô hình hoạt động theo xu hướng số thì quản lý dữ liệu trở thành vấn đề sống còn. Ưu thế sẽ thuộc về các ngân hàng làm chủ các nguồn dữ liệu thông qua việc quản lý, sử dụng chúng một cách thông minh trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới. Từ khóa: quản lý dữ liệu thông minh, QLDLTM 1. QUẢN LÝ DỮ LIỆU THÔNG MINH VÀ LỢI ÍCH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Dữ liệu là một tập hợp các dữ kiện, chẳng hạn như số, từ, phép đo, quan sát hoặc chỉ là mô tả về sự vật. Dữ liệu bao gồm hai loại chính: dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu không có cấu trúc. Dữ liệu có cấu trúc (structured data) là loại dữ liệu có thể được tổ chức, lưu trữ, truy cập và xử lý trong một cấu trúc xác định. Dữ liệu không có cấu trúc (unstructured data) là dữ liệu được diễn đạt theo cách tự nhiên của con người, không có định nghĩa ban đầu về cách thức tổ chức nội dung dữ liệu. Dữ liệu không có cấu trúc có nguồn gốc đa dạng, bao gồm nội dung trong các tài liệu văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, các bản ghi hoạt động web, nhật ký (logs)… Dữ liệu không có cấu trúc chiếm phần lớn khối lượng dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp. Dữ liệu là tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, được sử dụng để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác, cải thiện chiến dịch tiếp thị, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu tăng doanh thu, giảm chi phí. Nếu quản lý dữ liệu không phù hợp, 76 hoặc dữ liệu không nhất quán sẽ làm hạn chế khả năng chạy các ứng dụng phân tích thông minh và tệ hơn là dẫn đến các kết quả bị lỗi, sai lệch gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Quản lý dữ liệu thông minh (QLDLTM) là việc thực hiện quy trình thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu một cách thông minh trên cơ sở các công nghệ của cuộc CMCN 4.0, giúp thuận tiện cho việc phân tích, xử lý dữ liệu, áp dụng kết quả phân tích vào thực tế. Việc QLDLTM có thể cung cấp cho các tổ chức những giải pháp tối ưu, phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Trong bối cảnh hiện nay, trước áp lực cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng luôn phải tìm kiếm các công cụ hiệu quả để tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí. Dữ liệu trở thành một tài sản quý giá, sử dụng dữ liệu hiệu quả sẽ làm gia tăng đáng kể lợi nhuận và đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngân hàng. Dữ liệu sẽ làm thay đổi bản chất của toàn bộ các dịch vụ tài chính ngân hàng. Ngân hàng tương lai với mô hình định hướng dữ liệu (data- driven) sẽ xây dựng nên góc nhìn toàn cảnh 360 độ về khách hàng để tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ cũng như tuân thủ pháp lý của mình. QLDLTM cho phép các ngân hàng gia tăng các sản phẩm bán chéo thông qua các chiến dịch tiếp thị có chủ đích, đồng thời có thể thực hiện chấm điểm tín dụng một cách tự động, nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, góp phần giảm thiểu các chi phí phục vụ khách hàng, các chi phí tiếp thị và đặc biệt là cho phép dự đoán các hành vi gian lận và đưa ra các cảnh báo sớm, từ đó các tổ chức có thể chủ động đưa ra các giải pháp phòng ngừa. Những lợi ích mà QLDLTM mang lại cho các ngân hàng có thể kể đến như sau: - Giúp nâng cao năng suất hoạt động, cải thiện dịch vụ ngân hàng: hệ thống quản lý dữ liệu cung cấp một quy trình rõ ràng để có thể hỗ trợ truy cập thông tin nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ thông tin và sử dụng khi cần thiết, giảm được thời gian tìm kiếm, xác định được những thông tin, dữ liệu ngân hàng đang có hoặc đã thu thập để truy cập, sử dụng cho các mục đích khác nhau. Việc xử lý các thông tin nhanh chóng hơn cũng giúp nâng cao năng suất hoạt động của các ngân hàng. Các phân tích theo thời gian về lịch sử hoạt động giúp các ngân hàng việc lên kế hoạch trong tương lai. - Kiểm soát dữ liệu, đảm bảo chất lượng và an toàn cho các nguồn thông tin, dữ liệu: đối với cách quản lý dữ liệu thông thường, sau khi thu thập, dữ liệu phải luân chuyển đến những nơi khác do nhu cầu sử dụng của các đơn vị thành viên trong ngân hàng, dẫn đến việc sao chép dữ liệu, phát sinh các vấn đề về bảo mật, tạo nên sự cồng kềnh trong cách 77 thức hoạt động, làm chậm tiến độ khai thác dữ liệu... Hệ thống QLDLTM cho phép ngân hàng lữu trữ dữ liệu vào những nơi thống nhất, tạo điều kiện tiếp cận và cấp quyền truy cập cho các nhân viên từ các phòng, ban, trung tâm khác, đảm bảo mức độ bảo mật cao hơn. Một hệ thống QLDLTM được áp dụng các công cụ, phần mềm kỹ thuật tiên tiến và được vận hành bởi đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin, các vấn đề phát sinh khi cập nhật dữ liệu mới hàng ngày sẽ được giải quyết và tạo khả năng tiếp cận, sử dụng dữ liệu mới. - Quản trị rủi ro: QLDLTM giúp ngân hàng dựa trên phân tích về các hành vi của người sử dụng trong thời gian thực để giảm thiểu những rủi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý dữ liệu thông minh trong lĩnh vực ngân hàng và các giải pháp QUẢN LÝ DỮ LIỆU THÔNG MINH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP Đinh Nguyễn Thúy Nguyệt Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing Email: dntnguyet@ufm.edu.vn Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, mô hình doanh nghiệp số, chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số đã trở thành đích đến của nhiều quốc gia, tổ chức. Chuyển đổi số vì thế đang lan tỏa trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, thu hút sự quan tâm của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế và ngày càng khẳng định là một xu thế tất yếu. Trong đó, dữ liệu được coi vấn đề vô cùng quan trọng, là nguồn cung cấp năng lượng cho chuyển đổi số, dữ liệu có thể trở thành tài nguyên mới cho phát triển kinh tế toàn cầu. Đối với ngành Ngân hàng, một trong những ngành sở hữu khối lượng dữ liệu lớn, cũng là ngành đi đầu trong hành trình chuyển đổi mô hình hoạt động theo xu hướng số thì quản lý dữ liệu trở thành vấn đề sống còn. Ưu thế sẽ thuộc về các ngân hàng làm chủ các nguồn dữ liệu thông qua việc quản lý, sử dụng chúng một cách thông minh trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới. Từ khóa: quản lý dữ liệu thông minh, QLDLTM 1. QUẢN LÝ DỮ LIỆU THÔNG MINH VÀ LỢI ÍCH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Dữ liệu là một tập hợp các dữ kiện, chẳng hạn như số, từ, phép đo, quan sát hoặc chỉ là mô tả về sự vật. Dữ liệu bao gồm hai loại chính: dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu không có cấu trúc. Dữ liệu có cấu trúc (structured data) là loại dữ liệu có thể được tổ chức, lưu trữ, truy cập và xử lý trong một cấu trúc xác định. Dữ liệu không có cấu trúc (unstructured data) là dữ liệu được diễn đạt theo cách tự nhiên của con người, không có định nghĩa ban đầu về cách thức tổ chức nội dung dữ liệu. Dữ liệu không có cấu trúc có nguồn gốc đa dạng, bao gồm nội dung trong các tài liệu văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, các bản ghi hoạt động web, nhật ký (logs)… Dữ liệu không có cấu trúc chiếm phần lớn khối lượng dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp. Dữ liệu là tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, được sử dụng để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác, cải thiện chiến dịch tiếp thị, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu tăng doanh thu, giảm chi phí. Nếu quản lý dữ liệu không phù hợp, 76 hoặc dữ liệu không nhất quán sẽ làm hạn chế khả năng chạy các ứng dụng phân tích thông minh và tệ hơn là dẫn đến các kết quả bị lỗi, sai lệch gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Quản lý dữ liệu thông minh (QLDLTM) là việc thực hiện quy trình thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu một cách thông minh trên cơ sở các công nghệ của cuộc CMCN 4.0, giúp thuận tiện cho việc phân tích, xử lý dữ liệu, áp dụng kết quả phân tích vào thực tế. Việc QLDLTM có thể cung cấp cho các tổ chức những giải pháp tối ưu, phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Trong bối cảnh hiện nay, trước áp lực cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng luôn phải tìm kiếm các công cụ hiệu quả để tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí. Dữ liệu trở thành một tài sản quý giá, sử dụng dữ liệu hiệu quả sẽ làm gia tăng đáng kể lợi nhuận và đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngân hàng. Dữ liệu sẽ làm thay đổi bản chất của toàn bộ các dịch vụ tài chính ngân hàng. Ngân hàng tương lai với mô hình định hướng dữ liệu (data- driven) sẽ xây dựng nên góc nhìn toàn cảnh 360 độ về khách hàng để tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ cũng như tuân thủ pháp lý của mình. QLDLTM cho phép các ngân hàng gia tăng các sản phẩm bán chéo thông qua các chiến dịch tiếp thị có chủ đích, đồng thời có thể thực hiện chấm điểm tín dụng một cách tự động, nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, góp phần giảm thiểu các chi phí phục vụ khách hàng, các chi phí tiếp thị và đặc biệt là cho phép dự đoán các hành vi gian lận và đưa ra các cảnh báo sớm, từ đó các tổ chức có thể chủ động đưa ra các giải pháp phòng ngừa. Những lợi ích mà QLDLTM mang lại cho các ngân hàng có thể kể đến như sau: - Giúp nâng cao năng suất hoạt động, cải thiện dịch vụ ngân hàng: hệ thống quản lý dữ liệu cung cấp một quy trình rõ ràng để có thể hỗ trợ truy cập thông tin nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ thông tin và sử dụng khi cần thiết, giảm được thời gian tìm kiếm, xác định được những thông tin, dữ liệu ngân hàng đang có hoặc đã thu thập để truy cập, sử dụng cho các mục đích khác nhau. Việc xử lý các thông tin nhanh chóng hơn cũng giúp nâng cao năng suất hoạt động của các ngân hàng. Các phân tích theo thời gian về lịch sử hoạt động giúp các ngân hàng việc lên kế hoạch trong tương lai. - Kiểm soát dữ liệu, đảm bảo chất lượng và an toàn cho các nguồn thông tin, dữ liệu: đối với cách quản lý dữ liệu thông thường, sau khi thu thập, dữ liệu phải luân chuyển đến những nơi khác do nhu cầu sử dụng của các đơn vị thành viên trong ngân hàng, dẫn đến việc sao chép dữ liệu, phát sinh các vấn đề về bảo mật, tạo nên sự cồng kềnh trong cách 77 thức hoạt động, làm chậm tiến độ khai thác dữ liệu... Hệ thống QLDLTM cho phép ngân hàng lữu trữ dữ liệu vào những nơi thống nhất, tạo điều kiện tiếp cận và cấp quyền truy cập cho các nhân viên từ các phòng, ban, trung tâm khác, đảm bảo mức độ bảo mật cao hơn. Một hệ thống QLDLTM được áp dụng các công cụ, phần mềm kỹ thuật tiên tiến và được vận hành bởi đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin, các vấn đề phát sinh khi cập nhật dữ liệu mới hàng ngày sẽ được giải quyết và tạo khả năng tiếp cận, sử dụng dữ liệu mới. - Quản trị rủi ro: QLDLTM giúp ngân hàng dựa trên phân tích về các hành vi của người sử dụng trong thời gian thực để giảm thiểu những rủi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo Phân tích - quản trị dữ liệu thông minh Quản lý dữ liệu thông minh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Mô hình doanh nghiệp số Thị trường tài chính tiền tệTài liệu có liên quan:
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 339 0 0 -
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 286 0 0 -
197 trang 283 0 0
-
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 268 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 250 0 0 -
Bạo lực ngôn từ qua không gian mạng: Thực trạng và một số giải pháp
6 trang 238 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 235 0 0 -
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 218 0 0 -
11 trang 210 0 0
-
5 trang 206 0 0