
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Khái niệm • “... sử dụng chúng [rừng] tới một phạm vi lớn nhất có thể cho phép nhưng vẫn phải theo cách để cho thế hệ tương lai sẽ ít nhất cũng hưởng lợi nhiều như thế hệ đang sống”.[1] • [1] Trích trong Schmutzenhofer (1992:3). Khái niệm (tt) • “quản lý rừng bền vững nghĩa là quản lý và sử dụng rừng và đất rừng theo cách và theo tỷ lệ sao cho duy trì được tính đa dạng sinh học, năng xuất, khả năng tái sinh, trường tồn và tiềm năng của chúng để phát huy các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội ở quy mô khu vực, quốc gia và toàn cầu trong giai đoạn hiện tại và tương lai, và không gây hủy hoại đối với các hệ sinh thái khác”. Khái niệm (tt) • De Montalembert và Schmithüsen (1994:154) thì lại cho rằng: • “quản lý rừng bền vững được dựa trên sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích công cộng và sự cân bằng quyền sử dụng cũng như phúc lợi của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai”. yếu tố then chốt • cân đối giữa khai thác sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng; • công bằng giữa các thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện ở việc phân chia hợp lý lợi ích từ rừng giữa thế hệ hiện tại và tương lai; • công bằng trong cùng một thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện ở việc phân chia lợi ích từ rừng giữa người giầu và người nghèo, giữa nước giầu và nước nghèo. QLR: ba mục tiêu cơ bản • hiệu quả kinh tế, thể hiện thông qua mục tiêu tối đa hóa lợi ích ròng về kinh tế từ các hoạt động đầu tư và quản lý, sử dụng tài nguyên rừng; • toàn vẹn về sinh thái, thể hiện thông qua việc duy trì tính đa dạng sinh học và các chức năng sinh thái của rừng; • phúc lợi xã hội, thể hiện thông qua việc đảm bảo và duy trì sinh kế và giá trị văn hóa-xã hội của rừng cho con người, nhất là những người sống phụ thuộc vào rừng. Nguyên tắc và tiêu chí quản lý rừng bền vững • Để đánh giá QLRBV người ta thường sử dụng các tiêu chí và chỉ tiêu khác nhau do các tổ chức và sáng kiến môi trường đưa ra. • Hiện nay, Việt nam cũng đã hoàn tất việc xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (xem Hộp 1) Hộp 1. Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt nam • Tiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật và P&C&I Việt Nam • Chủ rừng tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành khác của Nhà nước và những hiệp định quốc tế mà Nhà nước đã ký kết, đồng thời tuân theo tất cả những tiêu chuẩn và tiêu chí của P&C&I Việt Nam. • Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất • Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng, tài liệu hoá và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. • Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tại • Quyền hợp pháp và theo phong tục của nhân dân sở tại về quản lý, sử dụng rừng và đất của họ được công nhận và tôn trọng. Hộp 1. Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt nam • Tiêu chuẩn 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân • Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng duy trì hoặc tăng cường phúc lợi kinh tế xã hội lâu dài của người lao động lâm nghiệp và các cộng đồng địa phương. • Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng • Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng khuyến khích sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ từ rừng để đảm bảo tính bền vững kinh tế và tính đa dạng của những lợi ích môi trường và xã hội. • Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường • Chủ rừng thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị của đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đất đai, những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương, duy trì các chức năng sinh thái và toàn vẹn của rừng. Hộp 1. Bộ tiêu chuẩn SFM của Việt nam • Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý • Có kế hoạch quản lý phù hợp với phạm vi và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với những mục tiêu rõ ràng và biện pháp thực thi cụ thể, và được thường xuyên cập nhật. • Tiêu chuẩn 8: Kiểm tra đánh giá • Thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ tương ứng với cường độ sản xuất kinh doanh để nắm được tình hình rừng, sản lượng các sản phẩm, chuỗi hành trình, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi trường và xã hội của những hoạt động ấy. Hộp 1. Bộ tiêu chuẩn SFM của Việt nam • Tiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao • Những hoạt động quản lý rừng ở những rừng có giá trị bảo tồn cao (RBTC) có tác dụng duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những rừng đó. Những quyết định liên quan đến RBTC luôn được cân nhắc cẩn thận trên cơ sở một giải pháp phòng ngừa. • Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng • Rừng trồng được quy hoạch, thiết lập và quản lý phù hợp với các tiêu chuẩn và tiêu chí từ 1 đến 9. Khi tr ồng rừng để đáp ứng các lợi ích về kinh tế và xã hội và các nhu cầu về sản phẩm rừng của thị trường, những rừng trồng đó cũng phải góp phần tạo điều kiện cho việc quản lý tốt các rừng tự nhiên, làm giảm áp lực lên rừng tự nhiên, giúp phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên. . CHỨNG CHỈ RỪNG • Cấp chứng chỉ rừng là một quá trình theo đó một tổ chức cấp chứng chỉ độc lập đưa ra sự đảm bảo bằng văn bản rằng rừng được quản lý phù hợp với các tiêu chuẩn sinh thái, kinh tế và xã hội đã thống nhất. Một nhãn hàng sẽ thông báo cho người tiêu dùng r ằng s ản phẩm họ mua được khai thác từ rừng đã cấp chứng chỉ. • Vì vậy, cấp chứng chỉ rừng là một công cụ thị trường nhằm thúc đẩy QLRBV vì chứng chỉ rừng liên kết nhà sản xuất và nhà tiêu dùng với nhau trong việc sử d ụng có trách nhiệm của họ đối với tài nguyên rừng. • Chứng chỉ rừng khác với chuỗi hành trình sản phẩm (chain of custody) và nhãn sinh thái (eco-lebelling). • Chuỗi hành trình sản phẩm là khả năng lần theo dấu vết của gỗ từ thời điểm rời khỏi rừng thông qua các kênh sản xuất và thị trường tới nhà tiêu dùng cu ối cùng. Nó nhằm đảm bảo rằng những gì được dán nhãn dưới dạng một sản phẩm được cấp chứ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài nguyên rừng quản lý rừng báo cáo đào tạo nghiên cứu lâm nghiệp hệ sinh thái rừng Quy ước bảo vệ rừng Đánh giá tài nguyênTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 192 0 0 -
Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?
3 trang 112 3 0 -
70 trang 93 0 0
-
103 trang 93 0 0
-
Giáo trình Hệ sinh thái rừng nhiệt đới: Phần 1
128 trang 83 0 0 -
9 trang 82 0 0
-
90 trang 82 0 0
-
Hỏi-Đáp về pháp luật lâm nghiệp
91 trang 64 0 0 -
81 trang 60 0 0
-
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 57 0 0 -
GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC LÂM NGHIỆP PHẦN 2
13 trang 52 0 0 -
Bài giảng về Kinh tế môi trường
69 trang 51 0 0 -
11 trang 49 0 0
-
Tiểu luận đề tài: Một số ý kiến về vấn đề trồng, khai thác và bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay
27 trang 46 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
109 trang 45 0 0 -
Tiểu luận Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
19 trang 44 0 0 -
Công tác giao khoán, quản lý và bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Nam
9 trang 44 0 0 -
Xuất khẩu gỗ Việt Nam 2005 - 2010
11 trang 43 0 0 -
Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ: Bài 1 – ThS. Nguyễn Quốc Bình
0 trang 42 0 0 -
Nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
7 trang 41 0 0