Danh mục

Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.17 KB      Lượt xem: 211      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu lên giải pháp tiết kiệm chi phí trong kinh doanh, trong sản xuất, tạo ra lợi nhuận là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Tuy nhiên, trước khi tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp đã phải đầu tư và tiêu tốn rất nhiều chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là chi phí tài sản cố định (TSCĐ) đối với doanh nghiệp sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP Vòng Mỹ Quyên, Lâm Thành Đạt, Nguyễn Thị Diệu, Lê Thảo Phương, Nguyễn Thanh Hằng Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng, Ngô Ngọc Nguyên Thảo TÓM TẮT Giải pháp tiết kiệm chi phí trong kinh doanh, trong sản xuất, tạo ra lợi nhuận là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm.Tuy nhiên, trước khi tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp đã phải đầu tư và tiêu tốn rất nhiều chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là chi phí tài sản cố định (TSCĐ) đối với doanh nghiệp sản xuất. Chính vì vậy, việc tiết kiệm được càng nhiều chi phí TSCĐ, chi phí sản xuất khác sẽluôn là giải pháp hữu hiệu để giúp lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Vì lẽ đó mà nhà quản lý cần phải am hiểu những diễn biến liên quan đến TSCĐ, những sai phạm có thể xảy ra và phải có được những giải pháp giúp tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý TSCĐ. Từ khóa: Tài sản cố định, quản lý, doanh nghiệp. 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò là tư liệu lao động chủ yếu của quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân... Như vậy, có thể nói, tài sản cố định là cơ sở vật chất có vai trò cực kỳ quan trọng. Việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả tài sản cố định là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và của nền kinh tế. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 03 và VAS 04),TSCĐ là tài sản mà doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi ích kinh tế lâu dài trong tương lai cho doanh nghiệp. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải đồng thời thoả mãn 4 tiêu chuẩn sau: – Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. – Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. – Thời gian sử dụng ước tính trên một năm. – Đạt tiêu chuẩn giá trị theo quy định. Do khoản đầu tư TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách nên đơn vị cần lập kế hoạch đầu tư mua sắm TSCĐ ngay từ đầu năm hoặc thậm chí trước đó vài năm. Kế hoạch phải bao gồm toàn bộ các vấn đề chính về TSCĐ, như kế hoạch về dầu tư, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ, thanh lý, 1354 nhượng bán TSCĐ. Việc xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo các dự án đề xuất phù hợp với ngân sách được duyệt, đảm bảo tính hiệu quả dự án đầu tư, ngăn chặn sự tham ô và sử dụng tài sản vì mục đích cá nhân. Kế hoạch này thường phải có sự tham gia của phòng kế toán. Một chu trình quản lý TSCĐ trên thực tế thường bao gồm các bước công việc sau: Đề nghị mua sắm TSCĐ, phê chuẩn đầu tư TSCĐ, chọn nhà cung cấp, ghi tăng TSCĐ mới, lập các báo cáo về TSCĐ, xác định đúng số khấu hao và phân bổ phù hợp với các đối tượng sử dụng tài sản, cập nhật thông tin về bảo trì, sửa chữa và thanh lý TSCĐ. Mua TSCĐ Ghi nhận TSCĐ Thanh lý TSCĐ Phê chuẩn kế hoạch Giao trách nhiệm quản Soát xét định kỳ về đầu tư lý TSCĐ thanh lý TSCĐ Lập phiếu đề nghị mua Lập biên bản về giao Lập phiếu đề nghị thanh và xét duyệt nhận TSCĐ lý trước khi thanh lý Chọn nhà cung cấp lập Ghi sổ kế toán TSCĐ Kiểm tra việc nhận tiền đơn đặt hàng/hợp đồng thanh lý mua sắm TSCĐ Sơ đồ: Chu trình quản lý TSCĐ 2 NHỮNG SAI PHẠM THƯỜNG GẶP CÓ THỂ XẢY RA ĐỐI VỚI TSCĐ Sai phạm khi mua sắm, quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ sẽ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Các sai phạm thường xảy ra đối với TSCĐ: Các sai phạm liên quan đến quyết định đầu tư Đầu tư không đúng dẫn đến lãng phí hoặc mất cân đối tài chính; Mua cho cá nhân nhưng tính vào tài sản của đơn vị. Các sai phạm đối vớiviệcghi nhận và sử dụng TSCĐ – Ghi nhận thông tin TSCĐ Ghi chép TSCĐ không chính xác và kịp thời. Ghi nhận những TSCĐ không đáp ứng điều kiện trở thành TSCĐ. Ghi nhận sai thông tin về nguyên giá, thời gian hữu dụng; TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa cập nhật vào sổ sách. Chọn phương pháp khấu hao không phù hợp, ước tính sai thời gian hữu dụng của TSCĐ; Không ghi chép kịp thời các chi phí bảo trì, sửa chữa dẫn đến việc hạch toán sai cho phí; Không ước tính rủi ro xảy ra, không mua bảo hiểm cho các TSCĐ có giá trị lớn; Thất thoát TSCĐ do không kiểm kê định kỳ. – Sử dụng TSCĐ: Sử dụng TSCĐ không đúng mục đích, sử dụng lãng phí làm kém hiệu quả; Sử dụng TSCĐ không đúng công suất; Sử dụng TSCĐ cho mục đích cá nhân (lạm dụng); Đánh cắp TSCĐ. 1355 Các sai phạm trong giai đoạn thanh lý TSCĐ Không xóa sổ TSCĐ đã thanh toán; nhượng bán với giá thấp; tham ô TSCĐ. 3 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 3.1 Đối với giai đoạn quyết định đầu tư Đề xuất mua tài sản: Việc đề xuất cần dựa trên kế hoạch được xây dựng từ đầu năm và chỉ người có thẩm quyền ở từng bộ phận mới được phê chuẩn việc mua sắm. Thủ tục này nhằm đối phó với một sai phạm là đề nghị mua tài sản khi nhu cầu chưa thật sự cần thiết. Đối với TSCĐ có giá trị lớn, cần kèm theo dự toán, thuyết minh trong đó có tính toán hiệu quả đầu tư, thời gian thu hồi vốn... Xét duyệt mua ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: