Tiếng mành trúc lao xao một lát rồi chủ quán mới hiện ra. Thoáng trông, tôi ngỡ ông là dân vạn chài vùng biển. Cao lớn, quần áo bà ba nhuộm gụ, da đỏ au, để râu dài, và đi guốc. Ông nhìn hai chúng tôi từ đầu đến chân, hỏi: - Các chú muốn gì? Cậu Tuyến bạn tôi ấp úng: - Đây có phải quán đặc sản rết? - Phải. Nhưng ví các cậu có dày không mà đến đây? Tôi chạnh tự ái: - Theo ông, phải bao nhiêu mới gọi là dày? - Tùy. Tiền triệu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quán Nhậuvietmessenger.com Triệu Bôn Quán NhậuTiếng mành trúc lao xao một lát rồi chủ quán mới hiện ra. Thoáng trông, tôi ngỡ ông là dânvạn chài vùng biển. Cao lớn, quần áo bà ba nhuộm gụ, da đỏ au, để râu dài, và đi guốc. Ôngnhìn hai chúng tôi từ đầu đến chân, hỏi:- Các chú muốn gì?Cậu Tuyến bạn tôi ấp úng:- Đây có phải quán đặc sản rết?- Phải. Nhưng ví các cậu có dày không mà đến đây?Tôi chạnh tự ái:- Theo ông, phải bao nhiêu mới gọi là dày?- Tùy. Tiền triệu cũng gọi là dày, tiền trăm cũng gọi là dày. Mà tay không cũng gọi là dày.- Thế thì ông cho chúng tôi thưởng thức đặc sản của ông đi. Nếu ví không đủ dày, đã có cáikia - tôi chỉ vào cái xe máy to lênh khênh như con lạc đà của bạn tôi dựng trước quán -được chưa?Ông già vuốt chòm râu rủ xuống tới cái cúc áo thứ hai trước ngực, lẹp kẹp lê guốc quay vào.Tiếng mành trúc bên trong lại lao xao và tiếng ông già vọng ra: Các chú vào đây. Quán này,ai cũng phải làm mới có ăn. Thích ngồi một chỗ gọi bồi bàn, thì đi nơi khác.Tuyến đưa mắt nhìn tôi. Tôi cũng liếc sang nó. Hai đứa ngầm trao đổi với nhau một cảmgiác rờn rợn như lạc vào một tửu quán nơi Lương Sơn Bạc. Có điều Lương Sơn Bạc nàykhông hồ rộng núi cao, không đèo dốc hiểm trở, mà là bên một cánh đồng lúa vàng bát ngáttrải dọc theo quốc lộ 6, ở phía tây thủ đô Hà Nội. Còn Tụ nghĩa đường chỉ là ngôi nhà trelợp lá cọ, rộng mông mênh, ngoài cổng có giàn hoa giấy và một cây đại sù sì hình như đãsống cả nghìn năm.Dưới gốc đại là cái cổng tre có hai thanh chốt ngang, thứ cổng cực kỳ cổ điển ở nông thôn.Và qua khỏi đó là con đường đất thẳng, dưới hai hàng nhãn, quét sạch như ly như lau.Khi chúng tôi dắt xe qua cái cổng chốt, ông chủ quán ra chốt cửa lại. Vừa chốt ông vừa lẩmbẩm nói trống không, cốt giải thích cho chúng tôi hiểu:- Quán Tư Hiền không bao giờ tiếp khách quá ba lần một ngày. Không bao giờ tiếp hai hộikhách cùng một lúc.Các thủ tục tiếp đón thế là đã xong. Không treo biển quán. Không trang trí lòe loẹt để mờichào. Vắng teo. Bốn bề lặng lẽ như tờ. Chỉ có gió sáng tháng chín se lạnh và lồng lộng nắngvàng cuối thu.Rợn thật. Nhưng hãy dấn thân một lần xem thử. Nếu đây là chốn giang hồ, ắt có luật gianghồ của nó. Luật giang hồ cũng có nét phân minh dễ chịu, đâu phải tất cả đều hãi hùng kinhtởm như người đời vẫn tưởng.ấy là theo lối suy luận bạt mạng của riêng tôi. Thằng Tuyến, không hiểu nó nghĩ thế nào màmặt hơi tái đi. Nó sợ lõm túi chăng. Chắc là không. Nó từng sống ở thành phố Rôm bên ýmới về. Nghe đâu nó còn có cả đô la gửi nhà băng bên ấy nữa. Là con nhà nòi, nó giàu cóhơn tôi là chuyện hẳn nhiên. Nhưng tôi ngầm bất bình vì từ hôm về nước tới nay nó tỏ vẻ inhệt một ông kễnh bên Tây sang chơi xứ mọi, hễ mở miệng là bên ấy người ta thế này, bênấy người ta thế nọ, chứ đâu lặt vặt tủn mủn như xứ mình. Tôi nổi cáu, xì một tiếng rõ dài:- Cậu mới đi xa mấy năm mà khéo quên cả quê hương rồi. Tớ ấy à, đi chơi nước này nướcnọ vài ba tuần lễ thì khoái, chứ phải ăn cơm Tây tới một tháng là ớn tận cổ. Tớ thích ăn cơmngồi xếp bằng trên chiếu, dưa cay với cá rô rán dòn, với ốc nhồi nấu đậu phụ chuối xanh...Cuộc khích bác lẫn nhau dẫn đến cuộc phiêu lưu quán nhậu Tư Hiền sáng nay. Thực tình,tôi mới nghe mấy tay nhà báo bẻm mép khoe về cái quán nhậu ngoại thành này chứ đâudám mon men tới. Tại thằng Tuyến thách: Đố cậu tìm được cửa hàng ăn nào sang trọng,sạch sẽ như bên ấy, nên tôi liều đưa nó đi, vừa đi vừa hỏi dò đường tới đây. °°°Phòng tiệc quán Tư Hiền chỉ là một chái lợp lá, vẩy ra sau hồi nhà, bên cạnh con mươngthủy lợi, và phải kể thêm cả cái phông vĩ đại là cánh đồng vàng cùng vòm trời mùa thu trongveo không một gợn mây. Nền không lát gạch, mà là thứ đất nện phẳng như mặt kính. Gầnmột nửa diện tích trong phòng dùng để dựng nên một phong cảnh núi non hùng vĩ, tất cảđều được đắp bằng đất sét. ở một sườn núi đổ dốc xuống dòng khe cạn ngoằn ngoèo, cómột cái lồng lưới sắt, bên trong lúc nhúc tới vài trăm con rết, không con nào thật to, chỉ sànsàn cỡ cái bút chì, cái bút máy trở xuống; nhưng cũng không có con nào quá nhỏ.Từ cái trại rết này, có chiếc cầu bắc qua khe cạn, bằng một thanh nứa dài uốn cong, đểsang đám sân rộng chừng nửa tờ báo được quây kín ba phía bằng lưới thép. Ngay dưới câycầu vồng nứa, trong lòng khe cạn, có ba ông đầu nhau đội một cái chảo nhôm rộng vànhđựng nước.ông Tư Hiền ném vào mảnh sân quây lưới thép một con gà giò đã mổ sạch sẽ; lại để cạnhcon gà một cái nắp ga men đựng nước trong, ông bảo là rượu. Đoạn, ông đưa cho tôi vàTuyến mỗi đứa một cái que nhỏ, rồi mở cửa trại rết.- Các chú thích ăn bao nhiêu con thì gạt chúng ra.Bọn rết đói ngửi thấy mùi thịt gà sống liền nháo nhào dẫm đạp lên nhau. Chẳng đợi chúngtôi phải gạt, chúng kìn kìn kéo ra khỏi cửa lồng, chen chúc bò qua cầu... Ông Tư Hiền hỏiTuyến Thế đủ ăn chưa? Tuyến gật đầu. Cái cửa lồng được sập lại. ở mảnh sân bên kiacầu có khoảng bốn, năm chục con rết đang ngấu nghiến bâu quanh con gà ăn rào rào.Không ngờ lũ rết phàm ăn đến thế. Con gà chừng bảy, tám lạng, mà mươi phút sau chỉ còntrơ lại bộ xương. ăn xong con nào con nấy bụng phình ra, lại vục đầu vào cái nắp ga mentranh nhau uống nước mà kỳ thực là uống rượu. Cha sinh mẹ đẻ ra lũ rết chưa bao giờđược nếm cái thứ nước kỳ quái ấy của loài người. Lại, từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi mớiđược thấy cảnh lũ rết say rượu ngất ngư bò qua thanh nứa uốn cong để về lồng. Nhưngchẳng con nào về được lồng. Chảo nước bên dưới cái cầu vồng kia đã sôi bùng bùng từ lúcnào. Lũ rết say qua đó gặp hơi nước xông lên đều lần lượt rơi lõm bõm xuống chảo.Đợi hóa kiếp cho con rết cuối cùng xong, ông Tư Hiền cầm cái môi dùi lỗ như môi nhúngbánh phở, sục vào chảo vớt rết lên. Mỗi con ông cầm tuốt một nhát, xếp vào chiếc đĩa sứ.Thoắt cái, đĩa rết trắng ngần như đĩa ngó cần, đầy có ngọn.Hóa ra trong quán còn một ông già nữa mà ông Tư ...
Quán Nhậu
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 132.28 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quán Nhậu Triệu Bôn truyện ngắn truyện ngắn hiện đại văn học hiện đại câu chuyện tuổi hoaTài liệu có liên quan:
-
4 trang 99 0 0
-
2 trang 58 0 0
-
171 trang 55 0 0
-
34 trang 52 0 0
-
13 trang 50 0 0
-
3 trang 49 0 0
-
7 trang 47 0 0
-
38 trang 47 0 0
-
156 trang 46 0 0
-
Kí túc xá trường Sân khấu Điện ảnh
6 trang 46 0 0