Danh mục tài liệu

Quan niệm của Lê Thánh Tông về trách nhiệm xã hội

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.80 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan niệm của Lê Thánh Tông về trách nhiệm xã hội có nhiều giá trị cả trong quá khứ và hiện tại. Lê Thánh Tông đã luật hóa tư tưởng về trách nhiệm xã hội đối với từng vị trí người trongxã hội. Theo đó vua, quan phải có trách nhiệm đối với đất nước; người dân phải có trách nhiệm với xã hội, với triều đình. Trách nhiệm xã hội đầu tiên và quan trọng nhất mà mọi người đều phải thực hiện là bảo vệ Tổ quốc, để đất nước được thái bình và bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm của Lê Thánh Tông về trách nhiệm xã hộiQuan niệm của Lê Thánh Tôngvề trách nhiệm xã hộiNguyễn Thị Phương Mai11Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Email: phuongmaivass@gmail.comNhận ngày 23 tháng 7 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 9 năm 2016.Tóm tắt: Quan niệm của Lê Thánh Tông về trách nhiệm xã hội có nhiều giá trị cả trong quá khứ vàhiện tại. Lê Thánh Tông đã luật hóa tư tưởng về trách nhiệm xã hội đối với từng vị trí người trongxã hội. Theo đó vua, quan phải có trách nhiệm đối với đất nước; người dân phải có trách nhiệm vớixã hội, với triều đình. Trách nhiệm xã hội đầu tiên và quan trọng nhất mà mọi người đều phải thựchiện là bảo vệ Tổ quốc, để đất nước được thái bình và bền vững.Từ khóa: Lê Thánh Tông, trách nhiệm xã hội.Abstract: King Le Thanh Tong’s views on responsibilities toward the society bear high values inboth the past and present. He codified the thought on the responsibilities for each type and class ofperson in the society, which stipulated that the monarchs and mandarins be responsible towards thecountry, and the subjects be responsible toward the society and the court. The first and foremostresponsibility, which is also the most important one that everyone is to assume, is to defend theFatherland, to strive for the peaceful and firm development of the country.Keywords: Le Thanh Tong, responsibilities towards the society.1. Mở đầuTriều nhà hậu Lê được thiết lập sau chiếnthắng quân Minh. Tuy nhiên, ở các đời vuaLê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông,triều Lê có nhiều mâu thuẫn cung đình phứctạp. Triều đình bị lũng đoạn bởi các phephái; đời sống nhân dân gặp nhiều khốnkhó: “Hiền tài là rường cột của triều đìnhmà sạch không như quét đất. Văn chương làkhí vận của nhà nước mà im ắng tựa cỏkhô. Bọn xiểm nịnh được tin dùng, kẻ đaobút được tiến cử” [2, tr.606]. Năm 1460,đảo chính xảy ra tại cung đình. Khi đó,Cung vương Khắc Xương được triều thầnbàn định lên ngôi vua nhưng một mực từchối. Lê Thánh Tông được rước về kinhthành và tôn lên làm vua. Ngay sau khi lênngôi, Lê Thánh Tông đã có những cách tântáo bạo, chấm dứt tình trạng xung đột, lập55Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 (108) - 2016lại kỷ cương, ổn định chính trị - xã hội.Trong suốt thời gian trị vì, Lê Thánh Tônglà gương về trách nhiệm đối với xã hội. Bàiviết này giới thiệu quan niệm của Lê ThánhTông về trách nhiệm xã hội của vua, quanvà dân.2. Trách nhiệm xã hội cao nhất củamỗi ngườiTheo Lê Thánh Tông, trách nhiệm cao nhấtcủa mọi người là bảo vệ Tổ quốc. Trongthời kỳ Lê Thánh Tông trị vì, hệ tư tưởngNho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thốngchi phối đến tư tưởng và hành động từ vua quan đến từng người dân. Do vậy, việc tuântheo những quy định như tam cương, ngũthường được coi là điều hiển nhiên: “Tôigìn ngay phù tập chúa/ Con lấy thảo kínhthờ cha/ Anh em chớ lời hơn thiệt/ Bầu bạnở nết thực thà/ Nghĩa đạo vợ chồng xem rấttrọng/ Làm đầu phong hóa phép chưng nhà”[4, tr.108-109].Trong tư tưởng của Lê Thánh Tông, mỗingười đều phải có trách nhiệm nhất địnhvới xã hội. Trách nhiệm xã hội đầu tiên vàquan trọng nhất mà mọi người đều phảithực hiện là bảo vệ Tổ quốc để đất nướcđược thái bình và bền vững. Điều này đượcông định rõ trong Bộ luật Hồng Đức vàHiệu định quan chế: “Ai ở cõi biên giới thìphải giữ quan ải cẩn thận, không đượcthông đồng với người nước ngoài” [2,tr.615]. Để làm được điều đó, Lê ThánhTông chủ trương, con người phải “có vănhóa”, “được giáo hóa”, biết “hành đạo” vàcó khả năng hoạt động thực tế. Chínhvì vậy, giáo dục và khoa cử được ôngđẩy mạnh.56Lê Thánh Tông kiên quyết giữ yên bờcõi. Ông truyền mong muốn đó đến hệthống quan lại trong triều thông qua các bảnchỉ dụ, qua những điều được luật hóa đểđến từng người dân. Việc bảo vệ lãnh thổtheo ông là trách nhiệm của từng người.Ông cho rằng: “Quan coi giữ bờ cõi củatriều đình, cố nhiên phải giữ đất yên dân,đánh ngăn giặc ngoài là chức phận củamình” [2, tr.661], đồng thời khẳng định:“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nàolại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranhbiện, chớ cho họ lấn dần... Nếu ngươi dámđem một thước một tấc đất của Thái Tổ làmmồi cho giặc, thì tội phải tru di” [2, tr.719].3. Trách nhiệm xã hội của vuaLê Thánh Tông có tâm sự về trách nhiệmcủa mình với tư cách là vua qua những vầnthơ Nôm: “Lòng vì thiên hạ những sơ âu/Thay việc trời, dám trễ đâu/ Trống dời canhcòn đọc sách/ Chuông xế bóng, chửa tanchầu” [9, tr.101].Những tâm sự đó thể hiện nhận thức củaông về trách nhiệm của vua là “thay trờichăm dân”.Theo Lê Thánh Tông, vua phải lao tâmsuy nghĩ, tìm kế sách phù hợp, biết đào tạovà sử dụng nhân tài: “Đế vương đại đạo cựctinh nghiên/ Hạ dục nguyên nguyên thượngkính thiên/ Chế trị bảo bang tư kế thuật/Thanh tâm quả dục tuyệt du điền/ Bàng cầutuấn ngải phu văn đức/ Khắc cật binh nhungtrọng tướng quyền/ Ngọc chúc điều hòa hànnoãn tự/ Hoa di cộng lạc thái bình niên”(Đạo lớn đế vương ng ...

Tài liệu có liên quan: