Danh mục tài liệu

Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước Mác và hiện đại ngoài Mác

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.18 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Cá nhân” và “Xã hội” là những khái niệm cơ bản của các khoahọc xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau, nhiều “định nghĩa” khác nhau về “cá nhân” và “xã hội”. Trong bài viết này, tác giả khảo sát quan niệm của một số học giả phương Tây về “cá nhân” và “xã hội” nhằm cung cấp thêm những cách nhìn đa chiều về hai khái niệm này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước Mác và hiện đại ngoài MácTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013QUAN NIỆM VỀ CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬTƯ TƯỞNG TRƯỚC MÁC VÀ HIỆN ĐẠI NGOÀI MÁCNGUYỄN CHÍ HIẾU *Tóm tắt: “Cá nhân” và “Xã hội” là những khái niệm cơ bản của các khoahọc xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau,nhiều “định nghĩa” khác nhau về “cá nhân” và “xã hội”. Trong bài viết này, tácgiả khảo sát quan niệm của một số học giả phương Tây về “cá nhân” và “xãhội” nhằm cung cấp thêm những cách nhìn đa chiều về hai khái niệm này.Từ khóa: Cá nhân, xã hội, lịch sử tư tưởng phương Tây.1. Các quan niệm về cá nhân và xãhội trong lịch sử tư tưởng trước MácVấn đề cá nhân, xã hội và mối quanhệ giữa chúng đã được các nhà tư tưởngquan tâm ngay từ thời cổ đại. Thuật ngữ“cá nhân” xuất phát từ tiếng Hy Lạpatomon với nghĩa đen là “không thể phânchia được nữa”(1). Quan niệm này đượcthể hiện rõ nhất trong nguyên tử luận củaLơxíp và Đêmôcrít. Quan niệm “Cánhân” với nghĩa đó được hiểu là một sựvật, hiện tượng riêng lẻ, một hiện hữuriêng biệt và có thể phân biệt một cáchrạch ròi với các sự vật, hiện tượng khác.Nó được áp dụng đặc biệt vào con ngườinhằm để chỉ chủ thể đạo đức. Ngoài ra,“cá nhân” còn được sử dụng để phânđịnh những phẩm chất riêng có, nhữnglợi ích và mối quan tâm đặc thù của từngngười riêng lẻ so với nhóm dân cư (cộngđồng, xã hội, tập thể) mà người đó xuấtthân và thậm chí được xem là những tiêuchí để định hình các nhân tố chủ quanthuộc về nhân cách của cá nhân.24Tuy Aritstốt không phải là người đầutiên bàn đến cá nhân, xã hội cũng nhưmối quan hệ giữa cá nhân và xã hộitrong lịch sử tư tưởng Hy Lạp cổ đại,nhưng quan niệm của Arixtốt được đánhgiá là cội nguồn của văn hóa phươngTây. Trong cuốn “Chính trị” (Politic),ông coi con người là một động vật xãhội. Khác với triết gia Platôn cho rằng,bản chất của các sự vật không nằm ở cácsự vật riêng lẻ, cảm tính mà tồn tại trongthế giới ý niệm, Arixtốt quan niệm rằng,bản chất của sự vật nằm trong từng sựvật riêng lẻ.(1)Trong giai đoạn Trung cổ Tây Âu,khái niệm cá nhân có nội hàm thay đổiso với thời Hy - La cổ đại và cũng khácvới thời cận đại sau đó: con người riênglẻ không còn được xem xét trong sựTiến sĩ, Viện Triết học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.(1)Xem: Bách khoa thư triết học (EnzyklopaediePhilosophie) (2002), tập1, Hamburg, tr.348(mục từ “cá nhân”).(*)Quan niệm về cá nhân và xã hội trong lịch sử tư tưởng trước Mác...thống nhất và mâu thuẫn với xã hội, màchỉ trong quan hệ duy nhất với Chúa.Cá nhân chỉ thấy mình có trách nhiệmtrước Chúa, mình chỉ có ý nghĩa trướchết đối với Chúa, chứ không phải làtrước xã hội.Cá nhân phải chịu trách nhiệm trướcĐấng sáng thế (cá nhân không chỉ phảicó trách nhiệm đối với xã hội, mà phải cótrách nhiệm đối với nhân loại, với vũ trụvà các tạo vật khác do Chúa sáng tạo ra).Trong đó, con người được ban tặng đặcân của Chúa - được Chúa tạo ra theo hìnhảnh của Ngài và cảm nhận được trực tiếptình yêu bất diệt của Chúa qua sự hy sinhvì con người trên cây thánh giá.Một trong những nhà triết học ở thờicận đại có suy tư sâu sắc và xây dựnghẳn một hệ thống về cá nhân, vai trò củacá nhân trong xã hội là Lépnít. Lépnítđưa ra “Đơn tử luận” nhằm giải quyếtvấn đề gay cấn trên, theo đó, mỗi “đơnvị” tồn tại là một đơn tử và số lượng đơntử là vô hạn. Lépnít khẳng định, các đơntử là thực thể đơn giản nhất, khép kín,không thể phân chia. Theo quan niệmphổ biến của thế kỷ XVII thì vật chấtkhông có khả năng hoạt động, mà khảnăng hoạt động liên tục chỉ có ở tinhthần, nên đơn tử còn gọi là thực thể tinhthần. Các cá nhân trong xã hội cũngđược coi là những “đơn tử” khép kín, làtấm gương phản ánh linh hồn vũ trụ.Hêghen tiếp nhận tư tưởng của Lépnítvề cá nhân như là sư tự phản tư về chínhmình và tiếp tục phát triển thành “tínhchủ thể” trong hệ thống triết học củaông. Hêghen xây dựng hệ thống vậnđộng của ý niệm tuyệt đối, trong đó chủthể chỉ là một vòng khâu phát triển củaý niệm tuyệt đối. Tự ý thức của cá nhânsẽ phải “tha hóa” qua các thang bậc pháttriển của ý niệm tuyệt đối, đặc biệt qualý tính, luân lý và văn hóa; nhờ đó tinhthần tuyệt đối mới có thể quay trở vềtrong nghệ thuật, tôn giáo, triết học vàchính quá trình này sẽ thống nhất “tínhchủ thể” và “tính khách thể” trong tinhthần tuyệt đối và cá nhân có thể đạt tớiđược “tính loài” phổ biến của mình.Có thể thấy, khuynh hướng chủ nghĩacá nhân đã xuất hiện và phát triển trongxã hội tư sản phương Tây thế kỷ XVII –XVIII và đóng vai trò ngày càng lớn.Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy conngười lúc đầu chỉ là thành viên của thịtộc, bộ lạc, chưa được coi là một cánhân theo đúng nghĩa đầy đủ của từ này.Sự phát triển các quan hệ thương mại vàsản xuất đã phá hủy các ràng buộc ấy vàlàm cho chủ thể sản xuất tham gia vàoquá trình trao đổi ngày càng gia tăng.Cùng với quá trình phát t ...