Từ thuở sơ khai của lịch sử, con người đã có nhu cầu tìm hiểu về nguồn gốc hình thành vũ trụ. Vì vậy, các quan niệm ban đầu về vũ trụ đã ra đời và được thể hiện trong các truyện thần thoại. Quan niệm vũ trụ trong thần thoại xuất hiện trong lịch sử nhận thức của nhân loại rất sớm, trước khi quan niệm vũ trụ của tôn giáo và quan niệm vũ trụ của triết học xuất hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về vũ trụ trong thần thoại Việt NamTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 48 - 55 QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ TRONG THẦN THOẠI VIỆT NAM Phạm Văn Hùng Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Tử thuở sơ khai của lịch sử, con người đã có nhu cầu tìm hiều về nguồn gốc hình thành vũ trụ.Vì vậy, các quan niệm ban đầu về vũ trụ đã ra đời và được thể hiện trong các truyện thần thoại. Quan niệm vũtrụ trong thần thoại xuất hiện trong lịch sử nhận thức của nhân loại rất sớm, trước khi quan niệm vũ trụ củatôn giáo và quan niệm vũ trụ của triết học xuất hiện. Qua thần thoại, người Việt Nam xưa đã tưởng tượng về vũtrụ với những nét riêng biệt, mang đặc trưng nhận thức của người bản địa. Quan niệm về vũ trụ trong thầnthoại Việt Nam thể hiện cái nhìn hồn nhiên và ấu trĩ của con người cổ xưa về thế giới nhưng chứa đựng nhữngyếu tố triết học độc đáo. Từ khóa: Vũ trụ, thần thoại1. Mở đầu Thần thoại là phương thức nhận thức thế giới đặc trưng của người nguyên thủy. Thôngqua sự thần thánh hoá tự nhiên và xã hội, con người gửi gắm khát vọng lý giải và chinh phụcthế giới. Ngày nay, nhân loại đã tiến những bước dài trong quá trình nhận thức và cải tạo thếgiới nên đã đẩy các vị thần ngày càng bay xa khỏi miền nhận thức của con người. Tuynhiên, sự tưởng tượng thần linh được khơi nguồn trong thần thoại vẫn tồn tại và chi phối conngười chừng nào con người còn bất lực, sợ hãi và mất mát trước các biến cố tự nhiênvà xã hội. Ở Việt Nam, nguồn tư liệu thần thoại ít được khai thác về mặt triết học vì hệ thống thầnthoại mà người Việt sáng tạo từ thời kỳ Đông Sơn đã bị vỡ ra từng mảnh do sự nô dịch, đồnghoá suốt thời Bắc thuộc, cùng với đó là sự tiếp biến văn hoá với văn hoá Hán cũng như cáctôn giáo lớn bên ngoài. Bên cạnh đó, có quan niệm cho rằng: Thần thoại là loại tư tưởng bìnhdân phản ánh hư ảo về thế giới, có nhiều hạn chế, lạc hậu nên ít chứa đựng các yếu tố triếthọc; phương thức tồn tại của thần thoại là truyền miệng nên nội dung đã bị biến đổi và mất đicốt lõi ban đầu vì vậy không thể hiện đúng được triết lý bản địa của người Việt. Trong giớinghiên cứu vẫn tồn tại quan niệm Việt Nam không có triết học hoặc nếu có, cũng chỉ là bảnsao chép của Trung Hoa và Ấn Độ mà không hề có bản sắc riêng và sáng tạo. Do vậy, khinhận thức thế giới, người Việt Nam không có tư tưởng của riêng mình mà chỉ vay mượn tưtưởng của các dân tộc khác. Chúng tôi cho rằng, tư tưởng triết học Việt Nam, trong đó có tư tưởng triết học biểu hiệnqua thần thoại mặc dù chịu ảnh hưởng của các dòng văn hoá ngoại sinh khi giải thích về vũtrụ cũng như các vấn đề nhân sinh nhưng thần thoại là sáng tác dân gian mà chủ thể của nó lànhững người bình dân thì không dễ gì hấp thụ được những triết lý cao siêu của Nho, Phật,Đạo. Hơn nữa, ở nhiều dân tộc thiểu số thì mức độ ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá Hán vàNgày nhận bài: 25/12/2015. Ngày nhận đăng: 20/7/2016Liên lạc: Phạm Văn Hùng- mail: phamhungdh81@gmail.com 48Ấn đến văn hoá nói chung và thần thoại nói riêng là rất ít. Vì vậy, thần thoại Việt Nam, đặcbiệt là thần thoại của một số dân tộc thiểu số về cơ bản vẫn giữ được cốt lõi tư tưởng banđầu. Tư tưởng triết học Việt Nam không chỉ được phát hiện, nghiên cứu từ các văn bản mangtính chất bác học như văn, thơ, phú, kệ... mà còn từ lĩnh vực văn hóa dân gian như thần thoại,truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, tín ngưỡng... và trong cả các sản phẩm văn hoá vậtchất của các thời đại trước. Từ những tài liệu nghiên cứu của các ngành khảo cổ học, văn hoá dân gian, thần thoạihọc… đã chứng tỏ rằng vào thời kỳ văn hoá Đông Sơn (trước khi Nho, Phật, Đạo du nhập),Việt Nam đã có một hệ thống thần thoại khá hoàn chỉnh. Cộng đồng người Việt khi ấy đã cónhững quan niệm nhất định về vũ trụ mà ngày nay chúng ta biết được qua những bằng chứngkhá thuyết phục như các di chỉ khảo cổ và qua thần thoại của các dân tộc. Người Việt Namxưa đã tưởng tượng về vũ trụ với những nét riêng biệt, mang đặc trưng nhận thức của ngườibản địa. Quan niệm về vũ trụ trong thần thoại Việt Nam thể hiện cái nhìn hồn nhiên và ấu trĩvề thế giới nhưng chứa đựng những tư tưởng triết học độc đáo. Điều đó được thể hiện ở quanniệm về quá trình hình thành vũ trụ và quan niệm về các yếu tố hợp thành vũ trụ.2. Nội dung2.1. Quan niệm về quá trình hình thành vũ trụ Thần thoại giải thích về nguồn gốc vũ trụ của các dân tộc có sự khác biệt về chi tiết, vềtên gọi các vị thần nhưng nội dung cơ bản thì có nhiều nét tương đồng. Do vậy, chúng tôitạm gạt bỏ đi những sự khác biệt nhỏ để đưa ra một mô hình khái quát về quá trình hìnhthành vũ trụ trong thần thoại Việt Nam. Nhìn chung, quá trình hình thành vũ trụ được quanniệm trải qua ba ...