Danh mục tài liệu

Quân và dân tỉnh Thủ Biên phối hợp đấu tranh trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 374.56 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về quân và dân Thủ Biên đấu tranh trước chiến dịch Điện Biên Phủ; quân và dân Thủ Biên phối hợp đấu tranh trong chiến dịch Điện Biên Phủ; nhận xét, đánh giá về sự phối hợp đấu tranh của quân và dân Thủ Biên trong chiến dịch Điện Biên Phủ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quân và dân tỉnh Thủ Biên phối hợp đấu tranh trong chiến dịch Điện Biên Phủ QUÂN VÀ DÂN TỈNH THỦ BIÊN PHỐI HỢP ĐẤU TRANH TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ Phạm Thị Vân Anh1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Vùng đất Thủ Biên có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với miền Đông Nam Bộ nói riêng, NamBộ nói chung, trong cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta. Vùng đất này, cũngnhư các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ là địa bàn luôn bị quân Pháp đánh phá ác liệt, cuộc sống củacán bộ, chiến sĩ và người dân hết sức gian lao vất vả. Chính điều đó đã tôi luyện cho quân và dânvùng đất Thủ Biên một ý chí tự lực tự cường và sự thông minh, sáng tạo vượt qua mọi gian khổ vàsẵn sàng hy sinh dể bảo vệ mảnh đất quê hương của mình. Quân và dân Thủ Biên cũng đã sáng tạora nhiều cách đánh độc đáo như cách đánh đặc công, nội ứng kết hợp với lực lượng bên ngoài, phụckích... đã mang lại hiệu suất chiến đấu cao, cũng giảm bớt được những hy sinh cho quân ta. Quátrình phối hợp nhịp nhàng, linh động các nhiệm vụ kháng chiến ở tỉnh Thủ Biên trong chiến cuộcĐông – Xuân 1953 -1954 và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã cho thấy sự sáng tạo trongnghệ thuật tác chiến kết hợp giữa chiến trường chính và chiến trường phụ, góp phần chung vào việcgiành thắng lợi của cả nước trong cuộc đấu tranh kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Từ khóa: Đấu tranh, Điện Biên Phủ, Thủ Biên1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuối năm 1950, Thực dân Pháp đề ra chiến lược “bình định gấp rút, phản công quyết liệt”, thựchiện mở rộng chiến tranh càn quét, bắn phá và ra sức bao vây kinh tế nhằm làm tê liệt sức lực và vậtlực của quân ta trên toàn chiến trường Việt Nam. Riêng đối với Đông Nam Bộ, thực dân Pháp thựchiện chủ trương phối hợp tấn công bằng cả quân sự, chính trị và kinh tế trên khắp ba vùng chiến lược,tăng cường bóc lột, vơ vét sức người, sức của cung ứng cho chiến tranh; bao vây cô lập và đánh phácác khu quân sự của ta. Bên cạnh đó, Tướng Chanson đã củng cố xây dựng thêm hệ thống tháp canh trên miền Đông, tiếnhành càn quét quyết liệt ở vùng du kích căn cứ Long Nguyên, Chiến khu Đ và dùng vũ lực để gom dânvào các khu tập trung, đóng thêm nhiều đồn bốt ở Bến Cát, chiến khu Thuận An Hòa và nhiều xã khácvới mục tiêu là tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta, phá hủy kho tàng, hoa màu của nhân dân. Trước thủ đoạn mới của thực dân Pháp, nhằm chủ động kìm chế quân Pháp trên chiến trườngNam Bộ. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, trung ương Đảng chủ trương tổ chứclại chiến trường Nam Bộ thật gọn và mạnh. Đảng ta thành lập Trung ương cục miền Nam thay choXứ ủy Nam Bộ, giải thể ba quân khu 7, 8, 9. Thay vào đó, Nam Bộ được chia thành hai phân liênkhu: phân liên khu miền Đông và phân liên khu miền Tây. Các tỉnh cũng được phân chia và thànhlập lại để phù hợp với chủ trương của Đảng. Theo đó, hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa nhập lạithành tỉnh Thủ Biên, gồm 2 thị xã Thủ Dầu Một và Biên Hòa; Các huyện Châu Thành, Lái Thiêu,Bến Cát, Hớn Quảng, Tân Uyên, Sông Bé (Bà Rá), Vĩnh Cửu, Xuân Lộc và huyện Thủ Đức (Banchấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương, 2014). Thực hiện chủ trương chung của Đảng, tỉnh Thủ Biên cũng đã tiến hành bố trí lại lực lượng,thành lập các tiểu đoàn, đội biệt động, bộ đội địa phương và du kích nhằm giữ vững căn cứ, phát triểncuộc kháng chiến một cách toàn diện trên các lĩnh vực, quân sự, kinh tế, văn hóa, chính trị để phùhợp với tình hình cách mạng mới. Đến tháng 5/1951, bộ máy quân, dân, chính quyền và Đảng của 241tỉnh Thủ Biên đã tương đối hoàn thiện về mặt tổ chức, chọn chiến khu Đ làm căn cứ đóng quân chínhvà các tổ chức đóng quân rải rác từ Suối Đia, suối Cốc, đến tận Đất Đạo tạo điều kiện thuận lợi chocuộc kháng chiến chống Pháp bước sang đỉnh cao mới. Quân và dân tỉnh Thủ Biên phối hợp cùngchiến trường chính kháng chiến chống lại thực dân Pháp xâm lược và kết thúc chiến tranh với đỉnhcao là chiến dịch Điện Biên Phủ.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và phương pháplogic để làm sáng tỏ vấn đề việc quân và dân tỉnh Thủ Biên phối hợp đấu tranh trong chiến dịch ĐiệnBiên Phủ.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Quân và dân Thủ Biên đấu tranh trước chiến dịch Điện Biên Phủ Từ tháng 5 đến tháng 12/1951, trước những cuộc tấn công của quân Pháp với chính sách “baovậy và triệt hạ” vào các căn cứ của lực lượng Việt Minh ở chiến khu Đ, bộ đội địa phương huyện đãphối hợp với du kích các xã và một bộ phận của tiểu đoàn 303 chiến đấu kiên cường và tiêu diệt hàngloạt tên địch. Bên cạnh đó, quân ta còn thu nhiều chiến lợi phẩm của Pháp, từ vũ khí, đồ dùng quân nhuđến lương thực, thực phẩm, hàng hóa, tiền bạc từ việc tập kích các tàu hỏa chở hàng quân sự hay tàuthuyền , xe vận tải gạo, vải, tiền của Ph ...