Danh mục tài liệu

Quảng bá du lịch qua phim ảnh trong bối cảnh hội nhập

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 464.86 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan chính quyền mà trọng tâm là Cục điện ảnh và Bộ văn hóa thể thao và du lịch trong việc sử dụng phim ảnh để quảng bá du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quảng bá du lịch qua phim ảnh trong bối cảnh hội nhập QUẢNG BÁ DU LỊCH QUA PHIM ẢNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TOURISM PROMOTION THROUGH FILMS IN THE CURRENT CONTEXT OF INTEGRATION ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt Trường Đại học Kinh tế, Đại học HuếTóm tắt Du lịch hiện nay đang là một trong ngành đóng góp lớn cho sự phát triển của các quốcgia (Jay, 2000), trong đó có Việt Nam. Việc quảng bá điểm đến du lịch trở thành một trongnhững nhiệm vụ quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến với địa phương quốc gia đó baogồm các hoạt động như quảng cáo trên truyền hình, tạp chí hay phim ảnh. Du lịch bởi phim ảnhđược định nghĩa như là việc du khách đến thăm một điểm đến mà có xuất hiện trên TV, video haymàn hình điện ảnh. Bằng việc phân tích các khía cạnh tác động của phim ảnh đến việc quảng bádu lịch điểm đến, thực trạng của việc quảng bá du lịch Việt Nam qua phim ảnh, bài báo đã đưara một số khuyến nghị đối với cơ quan chính quyền mà trọng tâm là Cục điện ảnh và Bộ văn hóathể thao và du lịch trong việc sử dụng phim ảnh để quảng bá du lịch Việt Nam trong bối cảnh hộinhập hiện nay.Từ khóa: du lịch bởi phim ảnh, xúc tiến du lịch, xúc tiến điểm đến;Abstract Tourism is now a major contributor to the development of countries (Jay, 2000),including Vietnam. Promoting tourism destinations becomes one of the important tasks inattracting tourists to the local country, including activities such as advertising on television,magazines or movies. Traveling because of films is defined as tourists visiting a destination thathas appeared on TV, video or movie screen. By analyzing the impact of aspects of films onpromoting tourism destinations, the status of promoting tourism through films in Vietnam, thepaper proposes a number of recommendations for government agencies, especiallycinematography Bureau and the Ministry of culture, sports and tourism in the use of films topromote Vietnams tourism in the current context of integration.Key words: traveling because of films, tourism promotion, destinations promotions;Giới thiệu Du lịch hiện đang là một trong những ngành đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế củacác quốc gia (Jay, 2000). Không nằm ngoài xu thế đó, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển,lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngàycàng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉyêu thích của du khách quốc tế. Và cũng vì thế, du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâmcủa toàn xã hội. 981 Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến du lịch, việc quảng bá điểm đến dulịch trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thu hút khách du lịch tiềm năngđến với địa phương hay quốc gia đó. Bên cạnh các hoạt động quảng bá điểm đến quen thuộc nhưquảng bá thông qua TV, website, radio, tạp chí du lịch, đại lý du lịch, v.v. thì hoạt động quảng báqua phim ảnh cũng ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và mang lại hiệu quả tích cực chonhiều điểm đến. Bài nghiên cứu này sẽ tóm lược các khái niệm liên quan đến du lịch bởi phim ảnh, hìnhảnh điểm đến; phân tích tác động tích cực và tiêu cực của phim ảnh đến du lịch; phân tích thựctrạng của việc quảng bá du lịch qua phim ảnh của Việt Nam thông qua nhận định của các chuyêngia trong lĩnh vực điện ảnh và của những người đứng đầu Cục điện ảnh- Bộ văn hóa thể thao vàdu lịch và Vụ văn hóa đối ngoại và UNESCO.Các khái niệm liên quan đến du lịch bởi phim ảnh và hình ảnh điểm đến Du lịch văn hóa được xem như là một dạng du lịch có tính chất giáo dục khi thông qua nócon người có thể học hỏi lối sống, văn hóa của nhau. Thông qua cách này các quốc gia giới thiệuđến du khách những giá trị văn hóa như lòng hiếu khách, kiến trúc, ẩm thực, âm nhạc, đồ thủcông mỹ nghệ và các loại hình giải trí khác nhau của dân tộc (Goeldner & Ritchie, 2006). Khiphim ảnh được xem là một phần của văn hóa nghệ thuật, của các giá trị truyền thống của địaphương, của nền công nghiệp giải trí thì du lịch bởi phim ảnh được xem như là một mảng của dulịch văn hóa (McKercher & Cros, 2002). Và lúc đó phim ảnh có thể được xem như là một đại sứvăn hóa cho một quốc gia hay một địa phương nào đó. Du lịch bởi phim ảnh được định nghĩa như là việc du khách đến thăm một điểm đến màcó xuất hiện trên TV, video hay màn hình điện ảnh (Hudson & Ritchie, 2006a). Sự gia tăng mứcđộ phổ biến của du lịch bởi phim ảnh là kết quả của việc tăng trưởng du lịch quốc tế và sự pháttriển của ngành công nghiệp giải trí (Hudson & Ritchie, 2006b). Do đó, không có gì ngạc nhiênkhi du lịch bởi phim ảnh trở thành một trong những mảng du lịch phát triển nhanh khi mà nhữngngười du lịch ngày càng muốn trải ng ...

Tài liệu có liên quan: