Quốc lộ 1A (viết tắt QL1A) hay Đường 1 là đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quốc Lộ 1AQuốc Lộ 1AQuốc lộ 1A (viết tắt QL1A) hay Đường 1 là đường giao thông xuyên suốt Việt Nam.Quốc lộ bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan trên biên giới giữa Việt Nam vàTrung Quốc. Nó kết thúc tại điểm cuối (km 2301 + 340m) tại thị trấn Năm Căn huyệnNgọc Hiển tỉnh Cà Mau.Quốc lộ có tên này để phân biệt với Quốc lộ 1B là đường rẽ từ Quốc lộ 1A tại thịtrấn Đồng Đăng đi về thành phố Thái Nguyên, để phân biệt với QL1D mới được xâydựng năm 2001 là tuyến đường tránh đèo Cù Mông giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định vàPhú Yên và đi vào nội thành thành phố Qui Nhơn. Chiều dài toàn tuyến QL1D là 35km.01 Lộ trìnhQuốc lộ 1A đi qua 32 tỉnh và thành phố: • Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (km 0) • Lạng Sơn (km 16) • Bắc Giang (km 119) • Bắc Ninh (km 139) • Hà Nội (km 170) • Phủ Lý (km 229, tỉnh Hà Nam) • Ninh Bình (km 263) • Thanh Hóa (km 323) • Vinh (km 461, tỉnh Nghệ An) • Hà Tĩnh (km 510) • Đồng Hới (km 658, tỉnh Quảng Bình) • Đông Hà (km 750, tỉnh Quảng Trị) • Huế (km 824, tỉnh Thừa Thiên-Huế) • Đà Nẵng (km 929) • Tam Kỳ (km 991, tỉnh Quảng Nam) • Quảng Ngãi (km 1054) • Quy Nhơn (km 1232, tỉnh Bình Định) • Tuy Hòa (km 1329, tỉnh Phú Yên) • Nha Trang (km 1450, tỉnh Khánh Hoà) • Phan Rang-Tháp Chàm (km 1528, tỉnh Ninh Thuận) • Phan Thiết (km 1701, tỉnh Bình Thuận) • Xuân Lộc (km 1867, tỉnh Đồng Nai) • Long Khánh (km 1867, tỉnh Đồng Nai) • Thống Nhất (km 1867, tỉnh Đồng Nai) • Trảng Bom (km 1867, tỉnh Đồng Nai) • Biên Hòa (km 1867, tỉnh Đồng Nai) • Bình Dương (km 1879) • TP Hồ Chí Minh (km 1889) • Tân An (km 1936, tỉnh Long An) • Mỹ Tho (km 1959, tỉnh Tiền Giang) • Vĩnh Long (km 2024) • Thành phố Cần Thơ (km 2058) • Hậu Giang • Sóc Trăng (km 2119, tỉnh Sóc Trăng) • Bạc Liêu (km 2176) • Cà Mau (km 2236)Hữu Nghị Quan-km số 0 ở Lạng Sơn - Việt Nam và biên giới Trung Quốc02 Thông số kỹ thuật • Quốc lộ dài 2.301,340 km; • Mặt đường rộng 10-12 m; • Thảm bê tông nhựa; • Trên toàn tuyến có 874 cầu lớn nhỏ, tải trọng 25-30 tấn.Quốc lộ 1A trong suốt lịch sử của nó đã thúc đẩy sự phát triển của các địa phương mànó đi qua nhưng bản thân nó lại không được phát triển. Vì vậy QL1A đã không đápứng được nhu cầu lưu thông của thời hiện tại (2005). Nay QL1A đang được làm mớitheo hướng nâng cấp các đoạn xa đô thị, làm đường tránh tại các đô thị, làm mới trênmột số tuyến có nhiều đô thị liên tiếp.Hiện nay, khi chưa có quyết định thay đổi tên đường, các đoạn mới làm được gọi tạmlà Quốc lộ 1A mới.Quốc lộ 1A đọan qua Đèo Hải VânQuốc lộ 1A giữa Phú Yên và Khánh Hòa03 Lịch sửTiền thân của con đường xuyên Việt này mang tên đường Thiên Lý. Về sau cùng vớisự cai trị của người Pháp con đường được mở rộng, nâng cấp.Đường Thiên Lý Bắc Nam:Con đường cái quanMấy trăm năm trước, bước chân người đi mở cõidần vạch ra con đường thiên lý đầu tiên của đấtnước, nối dài ải Nam Quan đến Hải Vân Quan rồixuôi về miền đất phương Nam... Có những bướcchân mở đường năm xưa mới có sự tự hào hôm naykhi thênh thang đi trên con đường cái quan liền một dải.Huyết mạch kinh tế và hệ thần kinh quản trịDưới thời tự chủ độc lập xưa, VN là một quốc gia rộng lớn trong vùng Đông Nam Á.Theo bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ đầu triều Nguyễn và An Nam đại quốchọa đồ của Taberd ấn hành năm 1838, cương vực nội địa nước ta rộng khoảng300.000 - 400.000km2 và khu vực ảnh hưởng chính trị của ta gồm cả Campuchia - VạnTượng - Ai Lao rộng khoảng 800.000 - 900.000km2.Biên thùy Đại Nam hay An Nam đại quốc nằm ở xa hữu ngạn sông Mekong rồi mớitới địa giới Xiêm La và Diến Điện. Đầu thời Pháp thuộc, Pháp vẫn nhân danh VN kýkết các đường biên giới Đông Dương với Trung Quốc, Diến Điện, Xiêm La. Điều ấychứng tỏ công pháp quốc tế cũng chấp nhận khu vực ảnh hưởng chính trị của VN,như hai bản đồ nói trên biểu hiện rõ ràng.Một hệ thống đường bộ đã từng trải đều khắp vùng lãnh thổ nước ta, gồm cả đườngmòn, đường ngang và quan trọng hơn là đường thiên lý hay đường cái quan (tất nhiênlà từ thời mới dựng nước, ta đã có đường giao thông liên lạc). Dưới thời Bắc thuộc,hệ thống đường Đông Bắc liên lạc với Quảng Đông và hệ thống đường Tây Bắc liênlạc với Vân Nam đều đã hình thành và sử dụng thường xuyên.Dưới thời tự chủ Đinh - Lê - Lý - Trần - Hậu Lê, hệ thống đường cái quan cũng đãkhá phát triển. Nhưng đến thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn, chúng ta mới có sử liệughi chép cung cách xây dựng và tổ chức điều hành các đường thiên lý, kể là rộng khắpvà tương đối khoa học. Đường thiên lý là huyết mạch kinh tế và là hệ thần kinh quảntrị quốc gia.Đường thiên lý từ Sài Gòn - Gia Định ra HuếLà đường thiên lý phía bắc. Lúc Nam bộ mới mở mang, đường đi từ phía bắcCầu Sơn (quận Bình Thạnh hiện nay) đến Bình Giang (bến Bình Đông, sông SàiGòn), ruộng chằm lầy bùn, đường bộ chưa mở, hành khách muốn đi Biên Hòahoặc lên Băng Bột đều phải đi đò.Đến năm Mậu Thìn (1748), nhân có việc ở Cao Miên, quan điều khiển Nguyễn PhướcDoãn mới chăng dây mở thẳng đường này (Xô Viết Nghệ Tĩnh hiện nay), gặp ngòisuối thì bắc cầu, chỗ bùn lầy thì xếp, xây đắp đất. Từ cửa Cấn Chỉ thành Bát Quáiđến bến đò Bình Đông dài 17 dặm. Bờ bắc về đất Biên Hòa đặt trạm Bình Đông, phíabắc đi núi Châu Thới đến bến đò Bình Tiên, qua bến Rạch Cát do đường sứ ĐồngHạm xuống Đồng Môn (Long Thành hiện nay) đến Mỗi Xoài (Bà Rịa) gọi là đườngthiên lý.Đường thiên lý từ Sài Gòn - Gia Định đi Cao MiênLà đường thiên lý phía tây. Tháng mười năm Ất Hợi (1815), vua Gia Long sai tổng trấnLê Văn Duyệt đo từ cửa Đoài Duyệt phía tây thành Bát Quái, qua cầu Tham Lương(đường Cách Mạng Tháng Tám hiện nay), qua bến đò Thị Sưu, qua chằm Lão Phong,giáp ngã ba đường đi Khê Lăng, đến đất Cà Rá nước Cao Miên, đến sông lớn(Mekong) dài 439 dặm.Chỗ gặp sông ngòi thì bắc cầu xây cống, chỗ bùn lầy lấy đất bồi đắp, qua rừng đẵncây. Mặt đường rộ ...
Quốc Lộ 1A
Số trang: 5
Loại file: doc
Dung lượng: 140.00 KB
Lượt xem: 1
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu có liên quan:
-
Chương 1: Lịch sử phát triển của vi xử lý
8 trang 30 0 0 -
Lịch sử phát triển, khái niệm mạng máy tính
4 trang 23 0 0 -
9 trang 23 0 0
-
31 trang 21 0 0
-
Nhôm – Những điều bạn chưa biết
7 trang 20 0 0 -
12 trang 20 0 0
-
41 trang 20 0 0
-
10 trang 19 0 0
-
6 trang 19 0 0
-
Giáo trình y học hạt nhân - chương 1
11 trang 19 0 0