Danh mục tài liệu

Quy định quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật điện phần 17

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 483.54 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

QCVN QTĐ-7 : 2009/BCT- Rơi bu lông và đinh ghim vào trong bình chứa; - Bám dính các vật ngoại lai và vết bẩn vào dây dẫn, các chỗ lồi trên dây dẫn; - Vết xây xát, bóc lớp mạ… trên tiếp điểm; - Vết xây xát trên bề mặt nơi lắp vòng chữ O. Điều 117. Thời điểm đấu nối Vào thời điểm đấu nối, phải lấy trọng tâm để dây dẫn bên trong được nối thích hợp không bị quá tải. Điều 118. Mỡ đấu nối Phải sử dụng mỡ dẫn điện cho các bộ phận đấu nối...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy định quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật điện phần 17 QCVN QTĐ-7 : 2009/BCT - Rơi bu lông và đinh ghim vào trong bình chứa; - Bám dính các vật ngoại lai và vết bẩn vào dây dẫn, các chỗ lồi trên dây dẫn; - Vết xây xát, bóc lớp mạ… trên tiếp điểm; - Vết xây xát trên bề mặt nơi lắp vòng chữ O.Điều 117. Thời điểm đấu nối Vào thời điểm đấu nối, phải lấy trọng tâm để dây dẫn bên trong được nối thích hợp không bị quá tải.Điều 118. Mỡ đấu nối Phải sử dụng mỡ dẫn điện cho các bộ phận đấu nối của dây dẫn, sử dụng mỡ chèn kín cho bề mặt lắp vòng đệm hình chữ O và các bề mặt làm kín không khí.Điều 119. Xiết bu lông Khi xiết bu lông, phải sử dụng cờ lê quay.Điều 120. Thời gian tiếp xúc của chất hấp thụ với không khí Thời gian tiếp xúc của chất hấp thụ với không khí (từ thời điểm chèn kín bị hở tới thời điểm tạo lại chân không) không được quá 30 phút. Bất cứ khi nào bể được tạo chân không hoặc bị mở, chất hấp thụ phải được thay mới trước khi bơm khí SF6.Điều 121. Bình chứa khí SF6 Trước khi bơm khí SF6, bình phải được hút chân không.Điều 122. Phân tích khí SF6 Một hoặc hai ngày sau khi bơm đầy khí SF6, phải phân tích khí SF6; các giá trị phân tích phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: - Độ ẩm của khí; + Đối với những thiết bị không có khả năng gây phân tách khí: độ ẩm không quá 500 ppm. + Đối với những thiết bị có khả năng gây phân tách khí: độ ẩm không quá 150 ppm. - Độ tinh khiết của khí; 97% và cao hơn.Điều 123. Kiểm tra độ lọt khí Sau khi bơm đầy khí SF6, phải thí nghiệm kiểm tra rò khí. Độ lọt khí phải nhỏ hơn hoặc bằng 1% trong một năm. Sau khi kiểm tra lọt khí bằng thí nghiệm thử kín khí, phải tiến hành chống thấm nước cho các bộ phận chèn kín. 21QCVN QTĐ-7 : 2009/BCTĐiều 124. Hệ thống van trong bình chứa khí SF6 Sau khi hút khí SF6 khỏi bình chứa, các van chỉ được thao tác sau khi đã khẳng định ngăn cách khí với hệ thống phân phối khí sao cho khí không bị hút từ các bình khác. Khi kết thúc công việc, các van phải được kiểm tra, phải ở tình trạng thích hợp với sơ đồ phân phối khí.Điều 125. Thu hồi khí SF6 Khi hút khí SF6 ra khỏi bình, phải sử dụng thiết bị thu hồi khí, không được để khí lọt ra ngoài. Áp lực khí SF6 ở mỗi bình sau khi hút phải nhỏ hơn hoặc bằng 0.015 MPa.Điều 126. Kiểm tra bộ phận của GIS Mọi bộ phận của GIS phải được kiểm tra theo các nội dung kiểm tra tại hiện trường và kiểm tra hoàn thành theo nội dung ở Quy chuẩn kỹ thuật điện,Tập 5. Mục 4 CÁC BẢNG VÀ TỦ ĐIỆNĐiều 127. Quy định chung Các quy định trong mục này được áp dụng để lắp các tủ điện cùng các thiết bị đi kèm. 1 Lắp các hệ thống kết cấu, đồng hồ đo, thiết bị và hệ thống thanh cái.Điều 128. Nối đất các hệ thống không cách điện với vỏ tủ Mọi chi tiết kim loại không cách điện với tủ bảng dùng để cố định các thiết bị và thanh cái đều phải bắt cho dẫn điện với vỏ tủ.Điều 129. Đệm cao su cho một số thiết bị Các máy cắt, các đồng hồ tự ghi và các rơ le có độ nhậy cao nên đặt trên các đệm đàn hồi như cao su dày 3-4 mm.Điều 130. Lắp đặt cầu dao và cầu chảy ống Các hàm cầu dao và cầu chảy ống phải đặt sao cho các lưỡi dao tiếp xúc nhẹ nhàng và khít chặt, không có các khe hở, không bị vênh bị kẹt.Điều 131. Biển báo thiết bị mang điện Khi các thiết bị điện, các kẹp đấu dây và các dây ngăn gần các trang thiết bị điện áp 380/220 V thì các bộ phận mang điện phải được bảo vệ để tránh trường hợp con người vô ý chạm vào. Những nơi đó phải có biển báo và phải sơn mầu khác nhau.22 QCVN QTĐ-7 : 2009/BCTĐiều 132. Lắp đặt công tơ Việc lắp các công tắc tơ, khởi động từ thanh dẫn của mạch nhị thứ và nối đất ở các tủ, bảng điện phải theo đúng tài liệu thiết kế.Điều 133. Thiết bị và thanh cái trong tủ Các thiết bị và các thanh cái của các tủ (cubicle) cũng như của các dây dẫn chính và các dây dẫn nhánh phải được đấu nối phù hợp với quy định tại Điều 85 và 90, Tập 7.Điều 134. Cố định thiết bị đóng cắt Các bu lông và chốt chẻ để cố định các thiết bị đóng cắt ở các ngăn tủ đều phải có biện pháp ngăn ngừa tự nới lỏng. 2 Cách sơn và ghi ký hiệuĐiều 135. Sơn tủ và các thiết bị kèm theo Các tủ bảng và các thiết bị kèm theo phải được sơn và đặt ký hiệu theo quy định tại Điều 106, Tập 7. Mục 5 CÁC MẠCH THỨ CẤPĐiều 136. Quy định chung Các quy định trong mục này áp dụng rộng rãi để lắp đặt các dây dẫn của mạch điều khiển, đo lường bảo vệ, liên động và tín hiệu, nghĩa là cho tất cả các mạch thứ cấp đặt ...