Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc độ so sánh pháp luật dân sự Việt Nam và pháp - một số đề xuất, kiến nghị
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 210.38 KB
Lượt xem: 37
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 và Bộ luật dân sự Pháp sửa đổi năm 2016, trong đó tập trung làm rõ điều kiện áp dụng hoàn cảnh thay đổi cơ bản và hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc độ so sánh pháp luật dân sự Việt Nam và pháp - một số đề xuất, kiến nghị QUY ĐỊNH VỀ HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN DƢỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Đàm Thị Diễm Hạnh* Lê Thị Kim Oanh** Ngƣời phản biện: TS. Hồ Thị Vân Anh Tóm tắt: Bài viết phân tích quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 và Bộ luật dân sự Pháp sửa đổi năm 2016, trong đó tập trung làm rõ điều kiện áp dụng hoàn cảnh thay đổi cơ bản và hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Trên cơ sở đó, bài viết so sánh những điểm tƣơng đồng và khác biệt của hai quy định này, chỉ ra một số bất cập và đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị cho pháp luật Việt Nam. Từ khóa: “hoàn cảnh thay đổi cơ bản”; “Điều 420 Bộ luật dân sự Việt Nam”; “điều kiện áp dụng hoàn cảnh thay đổi cơ bản”; “hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản” Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay cơ bản là một chế định mới đƣợc ghi nhận tại Điều 420 Bộ luật dân sự Việt Năm năm 2015 (BLDS năm 2015) và Điều 1195 Bộ luật Dân sự Pháp (BLDS Pháp) lần sửa đổi năm 2016. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh mà các bên không thể tính toán đến một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng. Vậy hoàn cảnh thay đổi cơ bản đƣợc chứng minh nhƣ thế nào và hợp đồng có thể đƣợc sửa đổi hay chấm dứt cho phù hợp với hoàn cảnh mới không? Bài viết nghiên cứu so sánh quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong bộ luật dân sự Việt Nam và Pháp, đặc biệt nhấn mạnh sự khác biệt trong quy định của pháp luật hai quốc gia, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng Điều 420 BLDS Việt Nam năm 2015 và kiến nghị sửa đổi Điều 420 Bộ luật dân sự Việt Nam. Résume: L'article analyse les réglementations relatives au changement fondamental de circonstances dans le Code Civil Vietnamien 2015 et le Code Civil Français (réformé en 2016), qui vise à clarifier les conditions d'application de changement fondamental de circonstances et les conséquences juridiques. Sur cette base, l'article compare les similitudes et les différences entre ces deux systèmes des ** ThS., Trƣờng Đại học Kiểm sát Hà Nội 258 réglementations, souligne certaines lacunes et propose des suggestions et des recommandations pour le droit Vietnamien. Mots-clés: changement fondamental de circonstances; Article 420 du Code Civil Vietnamien; Conditions pour appliquer de changement fondamental de circonstances; Les conséquences juridiques des changements fondamentaux. 1. Quy định hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Điều 420 BLDS Việt Nam năm 2015 Hoàn cảnh thay đổi cơ bản đƣợc quy định tại Điều 420 BLDS năm 2015 gồm hai nội dung là điều kiện viện dẫn hoàn cảnh thay đổi cơ bản (khoản 1) và hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản (khoản 2 và 3). Về điều kiện áp dụng: Điều 420 BLDS năm 2015 không đƣa ra định nghĩa mà liệt kê năm điều kiện có thể áp dụng chế định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, gồm: nguyên nhân của sự thay đổi phải có tính khách quan và xảy ra sau khi giao kết hợp đồng, tính không lƣờng trƣớc đƣợc, độ lớn của sự thay đổi và sự thiện chí khắc phục hậu quả của bên bị ảnh hƣởng. Điều kiện 1: Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng. Điều kiện này yêu cầu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi bắt buộc phải thuộc yếu tố khách quan, tức là không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng và sự thay đổi của hoàn cảnh phải xảy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với quy định tƣơng ứng tại Điều 313 Bộ luật Dân sự Đức. Theo pháp luật Đức thì sự nhầm lẫn của cả hai bên hợp đồng về một sự kiện đã tồn tại vào thời điểm ký kết hợp đồng cũng đƣợc coi là sự thay đổi của hoàn cảnh nếu nhƣ các bên đã vì sự nhầm lẫn chung đó mà ký kết hợp đồng.276 Nhƣ vậy, theo pháp luật Việt Nam thì trƣờng hợp nguyên nhân của hoàn cảnh thay đổi do lỗi của các bên trong hợp đồng thì cũng không thể xem là căn cứ viện dẫn quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Chẳng hạn, trong tranh chấp kinh doanh thƣơng mại giữa nguyên đơn là Công ty TNHH một thành viên Thƣơng mại du lịch P và bị đơn là Công ty TNHH V (Sau đây gọi là Công ty P và công ty V)277, nguyên đơn đã viện dẫn Điều 420 để 276 Xem thêm tại Đàm Thị Diễm Hạnh and Lê Thị Kim Oanh, “Nhận Diện Hoàn Cảnh Thay Đổi Cơ Bản Theo Bộ Luật Dân Sự Đức và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam,” Tạp Chí Nhà Nước và Pháp Luật, no. 371 (2019). 277 Bản án kinh doanh thƣơng mại sơ thẩm số 06/2017/KDTM-ST ngày 29/9/2017 của Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. 259 yêu cầu chấm dứt hợp đồng thuê thƣơng hiệu vì lý do nguyên đơn bị chủ cửa hàng chấm dứt hợp đồng thuê cửa hàng dẫn đến không còn địa bàn để kinh doanh thƣơng hiệu của bị đơn. Điều đáng lƣu ý là nguyên nhân dẫn đến công ty P bị chủ nhà chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng là do bên này đã không thanh toán đƣợc tiền thuê nhà ba tháng liên tiếp. Nhƣ vậy, mặc dù việc bị thu hồi mặt bằng kinh doanh có thể coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản, nhƣng nguyên nhân một phần do lỗi của bên bị ảnh hƣởng nên trƣờng hợp này không thể viện dẫn Điều 420 để yêu cầu chấm dứt hay sửa đổi hợp đồng. Điều kiện 2: Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lƣờng trƣớc đƣợc về sự thay đổi hoàn cảnh. Nói cách khác sự thay đổi có tính không lƣờng trƣớc đƣợc. Cần lƣu ý là tính không lƣờng trƣớc đƣợc này phải thuộc về bản chất của sự thay đổi mà không phụ thuộc vào khả năng nhận thức của các bên. Trƣờng hợp sự thay đổi có tính lƣờng trƣớc đƣợc nhƣng khi ký hợp đồng các bên không có sự tìm hiểu đầy đủ hay vì năng lực hạn chế m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc độ so sánh pháp luật dân sự Việt Nam và pháp - một số đề xuất, kiến nghị QUY ĐỊNH VỀ HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN DƢỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Đàm Thị Diễm Hạnh* Lê Thị Kim Oanh** Ngƣời phản biện: TS. Hồ Thị Vân Anh Tóm tắt: Bài viết phân tích quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 và Bộ luật dân sự Pháp sửa đổi năm 2016, trong đó tập trung làm rõ điều kiện áp dụng hoàn cảnh thay đổi cơ bản và hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Trên cơ sở đó, bài viết so sánh những điểm tƣơng đồng và khác biệt của hai quy định này, chỉ ra một số bất cập và đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị cho pháp luật Việt Nam. Từ khóa: “hoàn cảnh thay đổi cơ bản”; “Điều 420 Bộ luật dân sự Việt Nam”; “điều kiện áp dụng hoàn cảnh thay đổi cơ bản”; “hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản” Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay cơ bản là một chế định mới đƣợc ghi nhận tại Điều 420 Bộ luật dân sự Việt Năm năm 2015 (BLDS năm 2015) và Điều 1195 Bộ luật Dân sự Pháp (BLDS Pháp) lần sửa đổi năm 2016. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh mà các bên không thể tính toán đến một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng. Vậy hoàn cảnh thay đổi cơ bản đƣợc chứng minh nhƣ thế nào và hợp đồng có thể đƣợc sửa đổi hay chấm dứt cho phù hợp với hoàn cảnh mới không? Bài viết nghiên cứu so sánh quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong bộ luật dân sự Việt Nam và Pháp, đặc biệt nhấn mạnh sự khác biệt trong quy định của pháp luật hai quốc gia, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng Điều 420 BLDS Việt Nam năm 2015 và kiến nghị sửa đổi Điều 420 Bộ luật dân sự Việt Nam. Résume: L'article analyse les réglementations relatives au changement fondamental de circonstances dans le Code Civil Vietnamien 2015 et le Code Civil Français (réformé en 2016), qui vise à clarifier les conditions d'application de changement fondamental de circonstances et les conséquences juridiques. Sur cette base, l'article compare les similitudes et les différences entre ces deux systèmes des ** ThS., Trƣờng Đại học Kiểm sát Hà Nội 258 réglementations, souligne certaines lacunes et propose des suggestions et des recommandations pour le droit Vietnamien. Mots-clés: changement fondamental de circonstances; Article 420 du Code Civil Vietnamien; Conditions pour appliquer de changement fondamental de circonstances; Les conséquences juridiques des changements fondamentaux. 1. Quy định hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Điều 420 BLDS Việt Nam năm 2015 Hoàn cảnh thay đổi cơ bản đƣợc quy định tại Điều 420 BLDS năm 2015 gồm hai nội dung là điều kiện viện dẫn hoàn cảnh thay đổi cơ bản (khoản 1) và hệ quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản (khoản 2 và 3). Về điều kiện áp dụng: Điều 420 BLDS năm 2015 không đƣa ra định nghĩa mà liệt kê năm điều kiện có thể áp dụng chế định hoàn cảnh thay đổi cơ bản, gồm: nguyên nhân của sự thay đổi phải có tính khách quan và xảy ra sau khi giao kết hợp đồng, tính không lƣờng trƣớc đƣợc, độ lớn của sự thay đổi và sự thiện chí khắc phục hậu quả của bên bị ảnh hƣởng. Điều kiện 1: Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng. Điều kiện này yêu cầu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi bắt buộc phải thuộc yếu tố khách quan, tức là không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng và sự thay đổi của hoàn cảnh phải xảy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với quy định tƣơng ứng tại Điều 313 Bộ luật Dân sự Đức. Theo pháp luật Đức thì sự nhầm lẫn của cả hai bên hợp đồng về một sự kiện đã tồn tại vào thời điểm ký kết hợp đồng cũng đƣợc coi là sự thay đổi của hoàn cảnh nếu nhƣ các bên đã vì sự nhầm lẫn chung đó mà ký kết hợp đồng.276 Nhƣ vậy, theo pháp luật Việt Nam thì trƣờng hợp nguyên nhân của hoàn cảnh thay đổi do lỗi của các bên trong hợp đồng thì cũng không thể xem là căn cứ viện dẫn quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Chẳng hạn, trong tranh chấp kinh doanh thƣơng mại giữa nguyên đơn là Công ty TNHH một thành viên Thƣơng mại du lịch P và bị đơn là Công ty TNHH V (Sau đây gọi là Công ty P và công ty V)277, nguyên đơn đã viện dẫn Điều 420 để 276 Xem thêm tại Đàm Thị Diễm Hạnh and Lê Thị Kim Oanh, “Nhận Diện Hoàn Cảnh Thay Đổi Cơ Bản Theo Bộ Luật Dân Sự Đức và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam,” Tạp Chí Nhà Nước và Pháp Luật, no. 371 (2019). 277 Bản án kinh doanh thƣơng mại sơ thẩm số 06/2017/KDTM-ST ngày 29/9/2017 của Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. 259 yêu cầu chấm dứt hợp đồng thuê thƣơng hiệu vì lý do nguyên đơn bị chủ cửa hàng chấm dứt hợp đồng thuê cửa hàng dẫn đến không còn địa bàn để kinh doanh thƣơng hiệu của bị đơn. Điều đáng lƣu ý là nguyên nhân dẫn đến công ty P bị chủ nhà chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng là do bên này đã không thanh toán đƣợc tiền thuê nhà ba tháng liên tiếp. Nhƣ vậy, mặc dù việc bị thu hồi mặt bằng kinh doanh có thể coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản, nhƣng nguyên nhân một phần do lỗi của bên bị ảnh hƣởng nên trƣờng hợp này không thể viện dẫn Điều 420 để yêu cầu chấm dứt hay sửa đổi hợp đồng. Điều kiện 2: Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lƣờng trƣớc đƣợc về sự thay đổi hoàn cảnh. Nói cách khác sự thay đổi có tính không lƣờng trƣớc đƣợc. Cần lƣu ý là tính không lƣờng trƣớc đƣợc này phải thuộc về bản chất của sự thay đổi mà không phụ thuộc vào khả năng nhận thức của các bên. Trƣờng hợp sự thay đổi có tính lƣờng trƣớc đƣợc nhƣng khi ký hợp đồng các bên không có sự tìm hiểu đầy đủ hay vì năng lực hạn chế m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Điều 420 Bộ luật dân sự Việt Nam Bộ luật Dân sự Pháp Thẩm quyền của Tòa án Bộ luật Tố tụng dân sự Tranh chấp kinh doanh thƣơng mạiTài liệu có liên quan:
-
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
20 trang 306 0 0 -
6 trang 136 0 0
-
8 trang 87 0 0
-
Bộ luật Tố tụng dấn sự năm 2004
127 trang 74 0 0 -
8 trang 59 0 0
-
SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
3 trang 55 0 0 -
69 trang 51 0 0
-
134 trang 50 0 0
-
125 trang 50 0 0
-
KỸ NĂNG ĐẶC THÙ TRONG THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
12 trang 47 0 0