Danh mục tài liệu

Quy tắc an toàn khi làm việc ở phòng thí nghiệm cao áp

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 624.02 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quy tắc an toàn khi làm việc ở phòng thí nghiệm cao áp là tài liệu hướng dẫn nhằm chỉ dẫn các quy tắc khi làm việc trong môi trường phòng thí nghiệm điện cao áp. Ngoài ra còn giảng dạy thêm phần lý thuyết để thực hành hiệu quả cho môn học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy tắc an toàn khi làm việc ở phòng thí nghiệm cao áp QUY TẮC AN TOÀN KHI LÀM VIỆC Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐIỆN ÁP CAO A. VỀ TỔ CHỨC 1. Chỉ những sinh viên đã được nghe báo cáo về kỹ thuật an toàn và nắm vững quy tắc này mới được làm việc ở phòng thí nghiệm. 2. Với mỗi nhóm sinh viên, người hướng dẫn chỉ định sinh viên làm nhóm trưởng theo dõi việc thực hiện quy tắc an toàn, chỉ nhóm trưởng mới được đóng cắt mạch điện khi tiến hành thí nghiệm. 3. Trước khi đóng nguồn lần thứ nhất, phải được người hướng dẫn kiểm tra các mạch. Trong các lần sau thì làm theo chỉ dẫn của người hướng dẫn. 4. Trong thời gian làm thí nghiệm, sinh viên không được gây mất trật tự trong phòng thí nghiệm, chỉ hoạt động trong khu vực thí nghiệm của nhóm mình. B. VỀ KỸ THUẬT 1. Trước khi đóng mạch. nhóm trưởng cần kiểm tra lại sơ đồ, lấy tất cả các dụng cụ không cần thiết cho thí nghiệm ra ngoài, tháo dây nối đất an toàn và yêu cầu mọi sinh viên ra khỏi khu vực nguy hiểm, đóng cửa khu vực thí nghiệm và đóng mạch thí nghiệm – khi đóng mạch, nhóm trưởng phải nói to “đóng mạch”. 2. Thiết bị chỉ được mang điện áp trong thời gian tiến hành thí nghiệm và đo lường. Sau đó phải giảm ngay điện áp xuống. Khi có điều gì nghi ngờ trong quá trình làm thí nghiệm hoặc tiến hành không đúng theo quy tắc thì phải cắt ngay nguồn điện áp. Sau khi cắt mạch xong thì trưởng nhóm phải nói to là “đã cắt mạch”. 3. Sau khi cắt mạch, trong trường hợp cần thiết phải vào khu vực nguy hiểm để tiến hành một việc gì thì trưởng nhóm mở cửa khu vực nguy hiểm và làm các biện pháp an toàn (cho tụ phóng điện, đặt dây nối đất an toàn). Chỉ sau khi thực hiện các biện pháp đó mới được tiến hành các công việc cần thiết, trong thời gian sinh viên ở khu vực nguy hiểm thì nhóm trưởng phải giữ không cho cửa ra vào khu vực nguy hiểm đóng lại để tránh khả năng có điện áp đưa vào thiết bị. 4. Sau khi tiến hành các công việc cần thiết ở khu vực nguy hiểm thì tất cả các sinh viên phải ra khỏi khu vựcnguy hiểm, mang tất cả các dụng cụ không cần thiết ra ngoài và chỉ ngưới ra cuối cùng mới tháo dây nối đất an toàn. trưởng nhóm phải quan sát khu vực nguy hiểm, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp nói trên rồi sau đó mới được tiếp tục thí nghiệm. 5. Mỗi khi cho điện áp tác dụng lên thiết bị thì cấm không được ai đi vào khu vực nguy hiểm, di chuyển lưới bảo vệ, tỳ tay lên lưới bảo vệ hay cho tay chuyển qua lưới bảo vệ. 6. Muốn thay đổi cách nối dây cần phải cắt mạch an toàn và phải được sự đồng ý của người hướng dẫn mới được thực hiện và phải thực hiện đúng các quy tắc an toàn nói trên. 7. Trong trường hợp cần tiến hành công việc gì với gậy cách điện hay các dụng cụ tương tự, cần phải dùng các biện pháp bảo vệ khác như dùng găng cao su cách điện, ủng cách điện, thảm cách điện. BÀI 1 PHÂN BỐ ĐIỆN ÁP TRÊN CHUỖI CÁCH ĐIỆN PHẦN I. THÍ NGHIỆM I. MỤC ĐÍCH Nghiên cứu sự phân bố điện áp trên chuỗi cách điện trên mô hình Nghiên cứu sự phân bố điện áp trên chuỗi cách điện bằng phương pháp đo trực tiếp II. KHÁI NIỆM Cách điện của đường dây tải điện cao áp là chuỗi cách điện. Số phần tử cách điện trong chuỗi phụ thuộc vào điện áp định mức của đường dây. Sơ đồ thay thế cách điện có dạng như ở hình 1.1. C – điện dung bản thân phần tử cách điện C C Xà treo C1 2 (nối đất) C1 – điện dung của bộ phân kim loại của phần tử cách điện đối với bộ phận nối đất của kết cấu (cột, dây thu sét). C2 – điện dung của bộ phận kim loại của phần tử cách điện đối với dây dẫn. Đường dây Hình 1.1. Sơ đồ thay thế chuỗi cách điện Thông thường các phần tử cách điện đều có điện dung bản thân C như nhau. Nếu như các điện dung ký sinh C1 và C2 rất nhỏ so với điện dung bản thân C thì sự phân bố điện áp dọc chuỗi cách điện sẽ đều bởi vì dòng điện đi qua các điện dung C như nhau và do đó cùng gây nên một điện áp giáng như nhau trên các phần tử. Trong thực tế do sự tồn tại của các điện dung ký sinh C1 = 4 pF – 5 pF và C2 = 0,5 pF – 1 pF nên chúng có ảnh hưởng rõ rêt. đến sự phân bố điện áp trên chuỗi cách điện. Xét ảnh hưởng của điện dung ký sinh C1 (cho C2 = 0), sơ đồ thay thế còn lại ở hình 1.2.a. Dòng qua điện dung ở gần đất nhất sẽ bé nhất và ngược lại dòng qua dòng qua điện dung ở gần dây dẫn sẽ là lớn nhất. Do sự có mặt của C1 nên điện áp giáng trên phần tử cách điện ở gần dây dẫn là lớn nhất và sự phân bố điện áp dọc chuỗi cách điện có dạng như ở hình 1.2. Cũng lý ...