Thông qua bước nhận Brief hay RFP (Request for proposal) từ cấp trên (đối với những người làm Event cho chính công ty mình(In house Event) hay Khách hàng ( đối với Event Agency), người làm Event có được những thông tin cơ bản: Mục đích, lý do tổ chức sự
kiện, thời gian, số lượng tham gia, đối tượng tham dự, các yêu cầu đối với Event.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình thực hiện 1 event
QUY TRÌNH THỰC HIỆN 1 EVENT
Để có một sự kiện, dù nhỏ hay lớn cũng trải qua các công đoạn chuẩn bị cơ bản.
Có thể tạm chia quy trình tổ chức sự kiện thành nhóm các công việc nhỏ như sau:
Quy trình tổ chức một sự kiện
1. Nhận thông tin từ khách hàng/cấp trên (Briefing)
Thông qua bước nhận Brief hay RFP (Request for proposal) từ cấp trên (đối với những
người làm Event cho chính công ty mình(In house Event) hay Khách hàng ( đối với Event
Agency), người làm Event có được những thông tin cơ bản: Mục đích, lý do tổ chức sự
kiện, thời gian, số lượng tham gia, đối tượng tham dự, các yêu cầu đối với Event… từ đó
sẽ xác định được hướng đi cho công việc tổ chức sự kiện của mình.
2. Hình thành Concept và Theme
Concept là ý tưởng chủ đạo của một sự kiện, thường được người làm Event ví như “linh
hồn của Event” cho nên bước hình thành Concept cho Event rất quan trọng. Sau khi đã có
Concept, người ta sẽ phát triển được Theme (Chủ đề của Event), những hiệu ứng về
phần nhìn như thiết kế sử dụng trong chương trình, việc trang trí, hoạt động của Event
sao cho phù hợp với Concept đã định ra. Nói thêm về Theme, nếu Concept là “Linh hồn”
thì Theme là “Diện mạo” của Event. Theme chi phối toàn bộ nội dung và các hoạt động ở
Event.
Bánh bèo sẽ có một bài viết giải thích rõ hơn khái niệm Concept và Theme, nhưng bạn
có thể tạm hiểu 2 khái niệm này qua ví dụ sau: Event ra mắt một nhãn hiệu nước giải khát
dành cho teen, Concept có thể là “Luôn tràn đầy năng lượng sống”, còn Theme thì phải
thể hiện được ý tứ “Tràn đầy năng lượng”đó, có thể qua các gam màu rực rỡ trẻ trung,
qua hình ảnh các chàng trai cô gái căng tràn sức sống trên backdrop, poster…, qua các trò
chơi trong Event thật trẻ khỏe, năng động.
Để có được Concept và Theme, người ta phải dựa trên các thông tin về Đặc điểm sản
phẩm, thông điệp của sản phẩm, văn hóa và hành vi tiêu dùng của khách hàng, và mục
tiêu truyền thông của sự kiện. Quá trình cùng nhau ngồi phát triển các ý tưởng về
Concept và Theme người ta gọi là Brainstorm.
3. Viết kế hoạch (Planning proposal)
Từ Concept, người ta phát triển ra nhiều Ý tưởng (Idea), tuy nhiên các Ý tưởng này phải
xoay quanh ý tưởng chủ đạo là Concept. Và sau khi phát triển được các ý tưởng rồi thì
người ta phác thảo kế hoạch (proposal) dựa trên Ý tưởng đó.Một Proposal tốt phải vẽ ra
cho khách hàng/cấp trên bức tranh mang tính khả thi về việc thực hiện Event đó: Ý
tưởng, mục tiêu, nội dung chương trình, quá trình thực hiện, kế hoạch truyền thông, cách
thức đo lường hiệu quả… Bạn có thể đọc thêm bài viết hướng dẫn viết Proposal tại đây.
Để cho người đọc kế hoạch mường tượng được “mặt mũi” chương trình, thông thường
phải có các thiết kế đi kèm: Bandrol, vé mời, phông sân khấu (backdrop), tờ rơi, phối
cảnh sân khấu… Càng đầu tư cho phần thiết kế, kế hoạch của bạn càng hấp dẫn, dễ hình
dung, dễ đi vào lòng người và cơ hội thắng thầu cao hơn (nhưng dĩ nhiên là bạn sẽ phải
mất công hơn).
Một phần không thể thiếu nữa là lập Dự trù kinh phí (nếu làm cho công ty), hay Báo giá
(làm cho khách hàng).
4. Thuyết trình kế hoạch (Proposal Presentation)
Sau khi đã có trong tay kế hoạch, các thiết kế và dự toán ngân sách cho Sự kiện, bạn bắt
đầu cho bước Gặp khách hàng/Cấp trên để Present (thuyết trình) kế hoạch của mình.
Thông qua việc thuyết trình, bạn phải làm cho người nghe hình dung được tiến trình thực
hiện kế hoạch sẽ như thế nào, mức độ khả thi ra sao, một số khách hàng/cấp trên sẽ đòi
hỏi bạn cho họ thấy được cơ sở đánh giá, đo lường hiệu quả mà sự kiện mang lại cho họ.
Nếu Sự kiện mà bạn thuyết trình đáp ứng được mong đợi của họ, về yêu cầu tổ chức,
mức độ khả thi, chi phí, họ sẽ chấp thuận cho bạn tiến h ành.
5. Tổ chức triển khai (Execution)
Để tổ chức triển khai một kế hoạch, đầu tiên đòi hỏi bạn phải có nhân sự thực hiện. Nếu
là người trong một công ty, bạn cần huy động Team/phòng ban của mình, nhờ sự hỗ trợ
của phòng ban khác để thực hiện, đôi khi bạn còn phải thuê ngoài để có người hỗ trợ bạn
thực hiện. Nếu ở một Agency, việc này hẳn đã có quy trình riêng và có những nhân sự
được phân công phụ trách từng phần dựa trên chuyên môn của mình: Bộ phận Phụ trách
khách hàng (Account), bộ phận Thiết kế (Design), Bộ phận Ý tưởng (Creative), Bộ phận
Sản xuất (Production), Bộ phận Tài chánh (Finance), Bộ phận truyền thông đối ngoại
(PR-Media)…
Người làm Event phải chu đáo và khắt khe trong từng công việc dù nhỏ nhất
Nhiệm vụ của bạn – một người quản lý dự án, cụ thể là quản lý chính Event này, là kết
nối các bộ phận nhằm thực hiện thông suốt Sự kiện. Bạn sẽ phải l ên các bảng mô tả, phân
công công việc, (checklist), tiến độ (schedule) có các thời hạn (deadline) cụ thể… thật chi
tiết và giám sát, đôn đốc công việc của từng bộ phận nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị
thật tốt.
Trước sự kiện (Pre-Event) sẽ có rất nhiều hạng mục cần phải tiến hành: Từ khảo sát địa
điểm, xin giấy phép, thiết kế, sản xuất cho đến thuê nhân sự, giải trí văn nghệ, dàn dựng
lắp đặt (set up), truyền thông cho chương trình, sắp xếp việc mời khách, ph ương tiện đi
lại, (nếu có), tổng duyệt (rehearsal)… và bạn sẽ phải thật chu đáo và nghiêm túc để hoàn
thành. Ngoài ra còn phải dự phòng các rủi ro, sự cố có thể xảy ra để có biện pháp ứng
biến phù hợp nữa.
Trong sự kiện (At-Event), với vai trò Trưởng dự án, bạn sẽ là đầu não chỉ huy mọi hoạt
động. Một người chỉ huy tốt sẽ biết cách vận hành guồng máy của mình suôn sẻ, đem lại
một Event làm hài lòng người tham dự lẫn Công ty/Khách hàng.
Hình ảnh quen thuộc của một người tổ chức sự kiện
Mọi việc như vậy chưa phải đã kết thúc mà có cả núi công việc cần giải quyết ngay sau
Event (Post-Event): Ngay tại hiện trường, chúng ta sẽ phải thu dọn, bàn giao địa điểm
cho chủ địa điểm, trả lại các thiết bị, vật dụng thuê mua từ nhà cung cấp, rồi có thể phải
cùng nhóm làm Event (Event team) ăn mừng sau khi tổ chức thành công (thậm chí là
không thành công có thể vẫn phải đãi họ một chầu).
6. Đánh giá, tổng kết và báo cáo (Evaluation and Repor ...
Quy trình thực hiện 1 event
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 462.46 KB
Lượt xem: 44
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tổ chức sự kiện quy trình sự kiện nghiệp vụ event tài liệu marketing chiến lược quản báTài liệu có liên quan:
-
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 331 0 0 -
3 trang 286 0 0
-
Lập kế hoạch tổ chức sự kiện hội thảo hiệu quả
2 trang 272 0 0 -
Câu hỏi tự luận ôn tập quản trị marketing
33 trang 198 0 0 -
5 trang 186 0 0
-
KHỞI SỰ THÀNH LẬP MỘT CÔNG TY TỔ CHỨC SỰ KIỆN
10 trang 174 0 0 -
Tổng quan về thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
5 trang 160 0 0 -
Bài giảng Quan hệ Công chúng ( Đinh Tiên Minh) - Bài 5
8 trang 158 0 0 -
Tổ chức sự kiện thế nào để chuyên nghiệp hơn
3 trang 149 0 0 -
Flash Mob - phương thức hiệu quả về mặt hình ảnh trong tổ chức sự kiện
4 trang 142 0 0