Danh mục tài liệu

Quy trình thực hiện đăng ký mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.06 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu 'quy trình thực hiện đăng ký mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp', biểu mẫu - văn bản, thủ tục hành chính phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình thực hiện đăng ký mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp Quy trình thực hiện đăng ký mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp: 7.1. Trình tự thực hiện: - Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật - Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 56, đường Lê Duẩn, phường 7, TP. Tuy Hòa). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. + Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ. - Bước 3: Phòng GDTXCN nhận hồ sơ, kiểm tra nội dung và hình thức của hồ sơ theo mẫu đăng ký mở ngành đào tạo (xem Phụ lục). + Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đến phải gửi văn bản thông báo cho cơ sở bổ sung chỉnh sửa, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. + Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, Phòng GDTXCN hẹn ngày trả kết quả trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. * Trường hợp phải thẩm định các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo, Phòng GDTXCN chủ trì phối hợp với các phòng chức năng tiến hành thẩm định. Thời gian thẩm định phải thông báo trước cho cơ sở đào tạo. * Nếu kết quả thẩ m định cho thấy cơ sở đào tạo không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, Phòng GDTXCN trả lại hồ sơ và thông báo cho cơ sở đào tạo biết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định. * Nếu kết quả thẩ m định cho thấy cơ sở đào tạo đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, thời hạn trả kết quả không quá 15 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định. - Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo (số 56, đường Lê Duẩn, phường 7, TP. Tuy Hòa). + Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. + Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký vào Sổ theo dõi và trả kết quả; trao kết quả cho người nhận. 7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở là m việc Sở Giáo dục và Đào tạo Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu ( trừ ngày Lễ,Tết) + Sáng từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30 phút, + Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút. 7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a. Thành phần hồ sơ: 1. Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo (mẫu số 2); Nội dung Tờ trình: giới thiệu về cơ sở đào tạo; tên ngành hoặc chuyên ngành định mở, phân tích ngắn gọn nhu cầu thị trường lao động; cơ hội việc làm cho người tốt nghiệp; quá trình xây dựng chương trình; chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và giáo viên; quy mô tuyển sinh dự kiến. 2. Đề án án mở ngành đào tạo bao gồm: a) Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (mẫu số 4); b) Chương trình môn học thuộc ngành đào tạo (mẫu số 5); c) Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục: - Danh sách giáo viên tham gia đào tạo (mẫu số 6); - Hồ sơ trích ngang của giáo viên thỉnh giảng (mẫu số 7); - Bảng kê cở sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục (mẫu số 8). d) Phụ trương đề án: - Hợp đồng giáo viên thỉnh giảng; - Hợp đồng liên kết với các đối tác khác (nếu có). Các bản hợp đồng có xác nhận của nhà trường (nếu phụ trương có từ 3 văn bản trở lên thì lập bảng kê). Đề án mở ngành được đóng bìa và có dấu giáp lai ( Bìa đề án mẫu số 1). b. Số lượng hồ sơ: 02 bộ 7.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ . 7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức 7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a/ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện : Phòng Giáo dục Thường xuyên và Chuyên nghiệp Sở Giáo dục và Đào tạo c/ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT d/ Cơ quan phối hợp: Phòng GD&ĐT huyện, thị, thành phố 7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận, Quyết định. 7.8. Lệ phí: Không 7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 1: Bìa Đề án mở ngành đào tạo Mẫu 2: Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo Mẫu 4: Chương trình đào tạo TCCN Mẫu 5: Chương trình chi tiết các học phần Mẫu 6: Danh sách giáo viên tha m gia đào tạo Mẫu 7: Hồ sơ trích ngang của giáo viên thỉnh giảng Mẫu 8: Bảng kê cơ sở vật chất Mẫu được Ban hành theo Công văn số 2065/BGD &ĐT-GDCN ngày 17/3/2006 của Bộ GD &ĐT về việc hướng dẫn mở ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. 7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 1. Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp - Tên gọi ngành đào tạo và mã ngành đào tạo phải phù hợp với danh mục giáo dục, đào tạo do Nhà nước ban hành. Trường hợp cơ sở đào tạo muốn đăng ký mở ngành mới chưa có trong danh mục giáo dục, đào tạo thì không ghi mã ngành đào tạo. - Ghi rõ thời gian đào tạo (tháng) đối với các đối tượng người học khác nhau theo quy định tại chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp và chương trình khung ngành. - Thời lượng chương trình và phân phối thời gian cho các hoạt động dạy, học và ngoại khóa tuân theo quy định tại chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, chương trình khung ngành. Những ngành đào tạo chưa có chương trình khung, cơ sở đào tạo tự xây dựng chương trình và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định trước khi chấp thuận đăng ký mở ngành đào tạo. - Chương trình đào tạo phải giới thiệu cho người học biết về văn bằng đạt được sau khi học xong chương trình, khái quát nội dung học tập (về lý thuyết, thực hành), những lợi ích mà chương trình mang lại cho người học về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng, cơ hội việc làm và học tập nâng cao. - Chương trình phải thể hiện mục tiêu đào tạo theo các chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp người học đạt được sau khi kết thúc chương trình. - Tỷ lệ thời lượng dành cho dạy học lý thuyết trong khoảng từ 25 đến 50 phần trăm và dành cho dạy thực hành tương ứng trong khoảng 75 đến 50 phần trăm tổng thời lượng chương trình tùy theo ngành đà ...

Tài liệu có liên quan: