Danh mục tài liệu

Quy trình và phương pháp định giá bất động sản

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 435.48 KB      Lượt xem: 43      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Quy trình và phương pháp định giá bất động sản" giới thiệu đến bạn nguyên tắc và quy trình định giá bất động sản, phương pháp định giá bất động sản. Cùng tham khảo nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN PHẦN I. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN I. NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ BĐS Hiện nay các trường phái nghiên cứu đưa ra các nguyên tắc định giá bất động sản bao gồm: I.1. Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất (tốt nhất và tối ưu); I.2. Nguyên tắc dự báo (dự kiến các lợi ích trong tương lai); I.3. Nguyên tắc thay thế; 1.4. Nguyên tắc cung cầu; I.5. Nguyên tắc cân bằng; I.6. Nguyên tắc hài hoà các yếu tố; I.7. Nguyên tắc đóng góp; I.8. Nguyên tắc thu nhập tăng hoặc giảm; I.9. Nguyên tắc phân phối; I.10. Nguyên tắc thay đổi; I.11. Nguyên tắc tuân thủ; I.12. Nguyên tắc cạnh tranh. Sau đây chúng ta nghiên cứu một số nguyên tắc cơ bản. Một là: Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và tối ưu. Nguyên tắc này được hiểu là được phép sử dụng về vật chất và theo pháp luật của tài sản để tạo ra lãi ròng hay giá trị hiện tại thuần lớn nhất vào ngày định giá tài sản. Hai là: Nguyên tắc cung cầu Giá cả của tài sản được xác định bởi sự tác động qua lại giữa các lực lượng cung và cầu trên thị trường, phù hợp vào ngày định giá tài sản. Trên thị trường, giá cả có xu hướng thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung. Khi định giá tài sản, cần phải xem xét các yếu tố cung và cầu trên thị trường, phải phân tích và đánh giá một cách toàn diện về sự tác động của các yếu tố cung cầu đến giá trị của tài sản. Ba là: Nguyên tắc sự thay thế Sự hình thành giá trị của tài sản được định giá thường có liên quan đến giá trị của các tài sản có khả năng thay thế. Một người mua thận trọng không bao giờ trả tiền hơn để mua một tài sản tương tự thay thế như vậy trong thị trường mở. Nguyên tắc này được áp dụng trong quá trình định giá tài sản là khi có 2 tài sản có tính hữu ích như nhau, tài sản nào chào bán với mức giá thấp hơn thì tài sản đó được bán trước. Bốn là: Nguyên tắc dự kiến các lợi ích có được của tài sản trong tương lai. Khi ước tính giá trị của tài sản nên luôn luôn dựa trên sự triển vọng trong tương lai hơn là sự nhìn nhận nó trong quá khứ. Định giá tài sản là nhiệm vụ dự kiến lợi ích có được từ quyền sở hữu tài sản trong tương lai. Những dự tính của người mua hay người chủ sở hữu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của tài sản. Năm là: Nguyên tắc cân bằng trong việc sử dụng đất và sự phát triển của nó. Giá bán của một vị trí đất đai không nhất thiết là mảnh đất ở vị trí liền kề cũng phải có một giá trị như vậy. Khi tiến hành công việc, người định giá tài sản phải cân nhắc đến sự cân bằng trong việc sử dụng đất và sự phát triển của nó về cộng đồng xã hội, các chính sách hoạch định, các nguyên tắc sử dụng đất có hiệu quả… Sáu là: Nguyên tắc sự hài hoà của các yếu tố. Đối với bất động sản, giá tối đa sẽ được thực hiện khi có một mức độ hợp lý về sự đồng nhất về kinh tế và xã hội hiện hữu trong một vùng lân cận, cần xét đến sự hài hoà của các thể chế, luật lệ, lợi ích kinh tế giữa các bên, sự phù hợp với tâm lý tiêu dùng. II. QUY TRÌNH ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN. Định giá bất động sản (BĐS) được thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Xác định nhiệm vụ định giá BĐS. Bước 2: Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin BĐS. Bước 3: Phân tích thông tin về BĐS. Bước 4: Lựa chọn phương pháp định giá BĐS. Bước 5: Xác định giá trị BĐS cần định giá. Bước 6: Lập hồ sơ và chứng thư định giá. II.1. Xác định nhiệm vụ định giá BĐS bao gồm các nội dung: II.1.1. Thiết lập mục đích, nhiệm vụ của việc định giá; II.1.2. Nhận biết về BĐS cần định giá: đặc điểm cơ bản về các yếu tố pháp lý, về kinh tế kỹ thuật của BĐS; II.1.3. Chọn cơ sở giá trị của định giá và phương pháp định giá BĐS do khách hàng yêu cầu; II.1.4. Xác định yêu cầu của khách hàng, người sử dụng kết quả định giá. II.1.5. Những điều kiện ràng buộc trong xác định BĐS định giá: Định giá viên phải đưa ra những giả thiết và những điều kiện bị hạn chế đối với những yêu cầu và mục đích định giá của khách hàng, những yếu tố ràng buộc ảnh hưởng đến giá trị BĐS; những giới hạn về: tính pháp lý, công năng của BĐS, nguồn dữ liệu, sử dụng kết quả; quyền và nghĩa vụ của định giá viên theo hợp đồng định giá. II.1.6. Việc đưa ra những điều kiện hạn chế và ràng buộc của định giá viên phải dựa trên cơ sở: a- Có sự xác nhận bằng văn bản của khách hàng và trên cơ sở nhận thức rõ ràng những điều kiện đó sẽ tác động đến bên thứ ba thông qua kết quả định giá. b- Phù hợp với quy định của luật pháp và các quy định hiện hành khác có liên quan. II.1.7. Xác định thời điểm định giá. Việc xác định đặc điểm, bản chất (tự nhiên, pháp lý) của BĐS cần định giá phải được thực hiện ngay sau khi ký hợp đồng định giá và ý kiến đánh giá về giá trị của BĐS được đưa ra trong phạm vi thời gian cho phép của hợp đồng. II.1.8. Xác định nguồn dữ liệu cần thiết cho thẩm định giá. II.1.9. Xác định cơ sở giá trị của BĐS. Trên cơ sở xác định khái quát về đặc điểm, loại hình BĐS cần định giá, định giá viên cần xác định rõ loại hình giá trị làm cơ sở cho việc định giá: giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường. Việc xác định giá trị làm cơ sở cho định giá phải phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản quy phạm pháp lụat do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. II.2. Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin bất động sản. II.2.1. Khảo sát hiện trường: Định giá viên phải trực tiếp khảo sát hiện trường với các nội dung: - Vị trí thực tế của BĐS so sánh với vị trí trên bản đồ địa chính, các mô tả pháp lý liên quan đến BĐS. - Chi tiết bên ngoài và bên trong BĐS, bao gồm: ...