
'Quyền lực mềm' của Doanh nghiệp Việt ở đâu?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Quyền lực mềm” của Doanh nghiệp Việt ở đâu? “Quyền lực mềm” của Doanh nghiệp Việt ở đâu? Có lẽ do chưa có nhiều doanh nghiệp tầm cỡ, phát triển bền vững, nên khái niệm 'Quyền lực mềm' ở Việt Nam chưa phổ biển như các nước phát triển. Tuy nhiên, đã đến thời của quản trị bằng văn hóa, sự truyền cảm thay vì quản trị bằng mệnh lệnh, sự áp đặt. 'Văn hóa chính là chìa khóa để các tập đoàn và thương hiệu lớn trên thế giới tồn tại lâu bền và tạo dựng sức mạnh cạnh tranh bền bỉ trên toàn cầu', ông Giản Tư Trung, Chủ tịch sáng lập tổ chức giáo dục PACE, nhận định. Văn hóa được nói đến ở đây có nội hàm rất rộng, gồm cả triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, sứ mệnh vì cộng đồng, quy trình sản xuất và sản phẩm thân thiện với môi trường sống, đảm bảo sự phát triển bền vững, v.v… Hình dung cụ thể về văn hóa doanh nghiệp chính là giá trị về doanh thu, tiền năng phát triển, nguồn lực con ngườI, đi kèm với đó không thể không kể đến giá trị tinh thần mà doanh nghiệp ấy mang tới và cộng đồng được thụ hưởng. Từ văn hóa doanh nghiệp (business culture) đến xác lập được 'quyền lực mềm' (soft power) là một bước nối tiếp nhưng là một khoảng cách dài mà các doanh nghiệp lớn luôn muốn vươn tới.Nhân Festival Hoa Đà Lạt, 'Thành phố ngàn hoa' đã giới thiệu nhiều thương hiệu rượu vang nổi tiếng tại Lễ hội rượu vang diễn ra vào tối ngày 4/01/2010 Từ bảng xếp hạng VN500 do VietNamNet và Công ty Vietnam Report công bố có thể thấy được nhiều doanh nghiệp lớn được cho là đã hình thành được văn hóa riêng trong công ty, doanh nghiệp của mình; tuy nhiên, để chỉ ra được cụ thể những biểu hiện rõ rệt ở đây thì không phải đơn giản. Lớn hơn, nếu nói doanh nghiệp nào đã theo đuổi, khai thác và sử dụng 'Quyền lực mềm' hiệu quả nhất, tạo nên sức ảnh hưởng lớn lao ở trong nước và vươn ra toàn cầu thì chắc hẳn cũng phải tìm 'đỏ con mắt'. Tuy nhiên, cùng với xu thế hội nhập, trong những năm gần đây, một số 'Thương hiệu Việt' đã bắt đầu chú trọng xây dựng 'Quyền lực mềm' gần với lý thuyết của 'cha đẻ Quyền lực mềm' – Giáo sư Joseph Nye. Một số cái tên như Trung Nguyên, Phở 24, Vinamilk, Vinamit, FPT, Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm, Kinh Đô, Dr. Thanh… thời gian qua đã chú trọng nhiều đến việc hình thành văn hóa doanh nghiệp và tạo nên sức ảnh hưởng trong cộng đồng. Nhìn vào mức độ 'phủ sóng' và hiệu quả kinh doanh được công bố của các doanh nghiệp này cũng như nhiều doanh nghiệp VN khác đã có thể thấy được phần nào định hướng cho việc hình thành 'Quyền lực mềm'. 'Nói đến thế mạnh và nền tảng có được từ điều kiện sống, môi trường văn hóa, triết lý dân tộc… để hình thành nên 'Quyền lực mềm' thì nhiều doanh nghiệp VN hiện nay đang nắm được những điều kiện thuận lợi', Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bày tỏ. 'Tôi ủng hộ phát triển theo con đường bằng quyền lược mềm, cần xem lại và đánh giá ở ba trụ cột. Thứ nhất là động lực, nhân lực cho sự phát triển đất nước. Thứ hai là hệ giá trị quốc gia, những giá trị cốt lõi. Thứ ba là các chính sách quốc gia, đối nội cũng như đối ngoại, để làm sao có thể hấp thụ toàn bộ nguồn lực thế giới về cho VN, để có thể xây dựng, tôn tạo và cùng bảo vệ VN', ông Vũ nói thêm. Có thể lấy một ví dụ về 'định hướng xây dựng quyền lực mềm' từ thương hiệu cà phê nội địa Trung Nguyên (nằm trong Top 500 doanh nghiệp lớn, theo bảng xếp hạng VNR500). Trong qua trình tái cấu trúc tiến hành từ năm 2009, Công ty bắt đầu đẩy mạnh khai thác mạnh những lợi thế của mình, đặc biệt là lợi thế về văn hóa, nền tảng phát triển đã được tạo dựng nhiều năm trước đó để truyền bá tinh thần cà phê và triết lý cà phê, thông qua các hoạt động cụ thể trong chiến lược chung. Một 'tuyên ngôn về cà phê của Việt Nam' đã được thương hiệu này đưa ra, với khẳng định rằng: 'Chúng ta có đầy đủ các điều kiện để trở thành trung tâm cà phê của thế giới, như một điều kiện căn bản và chiến lược để xác lập 'quyền lực mềm Việt Nam' trong thế giới toàn cầu hóa đang chứa đựng nhiều khủng hoảng, là thời điểm quyết định để hướng nhân loại cùng đi theo chiến lược phát triển bền vững'. Từ lâu chúng ta mới xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc sản phẩm đem lại giá trị thấp; thì nay, Trung Nguyên đang lập kế hoạch và hành động cho một chiến lược, một dự án tổng thể nhằm xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu lãnh thổ, chỉ dẫn địa lý với ngành cà phê cho Việt Nam. Nhà máy chế biến cà phê trị giá 40 triệu USD đã được Trung Nguyên đầu tư xây dựng trong năm 2009. Mô hình làng sinh thái cà phê đang hình thành với tham vọng biến Tây Nguyên nói chung và Đắc Lắc nói riêng thành 'Thủ phủ cà phê toàn cầu'. Một diện mạo mới của chuỗi quán cà phê Trung Nguyên có gắn với văn hóa – nghệ thuật cao cấp như Hội quán sáng tạo, Cà phê thứ bảy, Cà phê sách… đã hình thành ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Lễ hội cà phê đã được tổ chức gắn với năm Ngoại giao văn hóa 2008 của Việt Nam và trang thông tin 'Thiên đường cà phê' đang được Trung Nguyên làm mới để tạo thành điểm đến ưa chuộng của những người đang và sẽ yêu thích cà phê và sự sáng tạo trên không gian 'ảo'. Những điều này được kỳ vọng có thể bước đầu biến Tây Nguyên thành một địa bàn hấp dẫn, giống như Dubai, Silicon Valley…, thành một địa điểm tiêu biểu cho phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới. Điều này nếu thành hiện thực sẽ có thể mang lại sự hài hòa lợi ích cho các bên liên quan: nông dân trồng cà phê, doanh nghiệp chế biến và kinh doanh, ngành cà phê Việt Nam và thế giới, các ngành du lịch, thương mại, tài chính,.. cho đến những người thụ hưởng cà phê cuối cùng sẽ mang lại những giải pháp sáng tạo để phát triển. Lễ hội cà phê đậm đặc màu sắc văn hóa Tây Nguyên được giới thiệu đến các vị khách là đại sứ, nhà ngoại giao nhân năm Ngoại giao văn hóa 2008 Những 'tham vọng' của Trung Nguyên chắc chắn cũng là những ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quản trị doanh nghiệp kiểm soát doanh nghiệp mẹo marketing kinh doanh tiếp thị internet marketing marketing trong kinh doanhTài liệu có liên quan:
-
28 trang 557 0 0
-
Tiểu luận: Chiến lược xâm nhập thị trường Việt Nam của Piaggio
25 trang 406 0 0 -
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 385 0 0 -
59 trang 381 0 0
-
Công ty cần nhân tài nhiều hơn nhân tài cần công ty
9 trang 338 0 0 -
Hai giải pháp contact center mới tại Việt Nam
4 trang 336 0 0 -
Tiểu luận: Định vị thị trường Piaggio ở Việt Nam
29 trang 320 0 0 -
20 trang 310 0 0
-
Dự báo trong kinh doanh - Tổng quan phân tích số liệu và dự báo kinh tế ( Phùng Thanh Bình)
36 trang 267 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 266 0 0 -
Tiểu luận: ĐÀM PHÁN VỀ CÔNG VIỆC GIỮA NHÀ TUYỂN DỤNG
9 trang 261 0 0 -
Điều cần thiết cho chiến lược Internet Marketing
5 trang 260 0 0 -
Tiểu luận: Công ty Honda Việt Nam Honda Airblade 2011
27 trang 258 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 256 0 0 -
Tiểu luận: Nghiên cứu chiến lược marketing nhà máy bia Dung Quất
34 trang 254 0 0 -
ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA KFC
37 trang 246 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích môi trường Singapore và phương thức xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam
32 trang 243 0 0 -
Tiểu luận: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM SON MÔI KISS LIP
25 trang 242 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 237 0 0 -
Tiểu luận: Chiến lược giá và chính sách phân phối
12 trang 233 0 0