Danh mục tài liệu

Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các hiến pháp Việt Nam

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.78 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1946 Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đứng lên giành độc lập, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, về mặt lịch sử, nhân dân Việt Nam chính là người đã giành lại quyền lực, sáng tạo nên lịch sử, quyết định số phận, vận mệnh của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các hiến pháp Việt Nam Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các hiến pháp Việt Nam 1. Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1946 Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch HồChí Minh, nhân dân ta đã đứng lên giành độc lập, giải phóng dân tộc khỏi ách đôhộ của thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng Nh à nước Việt Nam dânchủ cộng hòa. Như vậy, về mặt lịch sử, nhân dân Việt Nam chính là người đãgiành lại quyền lực, sáng tạo nên lịch sử, quyết định số phận, vận mệnh của mình.Từ đó, lịch sử nước ta hình thành và ghi nhận một cách chính thống nhận thứcluận và thực tiễn: nhân dân là cội nguồn của quyền lực, quyền lực nhà nước bắtnguồn từ nhân dân, thuộc về nhân dân. Hiến pháp năm 1946 là bản hiến văn ghi nhận thành quả cách mạng Tháng Támnăm 1945 của toàn thể nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầulà Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dân là người sáng tạo nên lịch sử cách mạng củamình nên nhân dân là nguồn nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Thuật ngữ “quyền bính” trong bối cảnh điều này của Hiến pháp được hiểu vớihai nghĩa: quyền bính là quyền lực, quyền bính là quyền tự quyết của nhân dân vềvận mệnh, số phận của mình; còn thuật ngữ nhân dân được hiểu theo cách đầy đủnhất của từ này bao gồm tất cả mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính,giai cấp, tầng lớp, tôn giáo. Quan điểm Hiến pháp này là cơ sở nền tảng cho việcxây dựng đời sống nhà nước và đời sống xã hội “xây nền độc lập trên nền nhândân”. Với logic “mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân” nên trongthành phần Quốc hội đầu tiên của nước ta có đầy đủ mọi thành phần giai cấp, tầnglớp, đảng phái chính trị. Chính quan điểm này đã tạo nên sức mạnh đoàn kết củatoàn dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược sau này. Như vậy, ngay từ đây đã chính thức hình thành, xác lập một quan điểm mới vềquyền lực nhân dân trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý Việt Nam. Khoa học chính trị - pháp lý thường quan niệm: quyền lực nhà nước là mộtdạng, một loại quyền lực chính trị; quyền lực nhà nước là trung tâm của quyền lựcchính trị. Quan niệm này thực ra mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định vai trò, vị trícủa quyền lực nhà nước trong cơ cấu quyền lực chính trị trong một quốc gia, vaitrò của nhà nước trong hệ thống chính trị, mà chưa lý giải được cội nguồn củaquyền lực nhà nước - bắt nguồn từ quyền lực nhân dân. Trong điều kiện dân chủvà pháp quyền, nhân dân là người tổ chức nên nhà nước của mình, do đó, nhànước suy cho cùng chỉ là một thể chế của cộng đồng xã hội, của toàn xã hội. Chínhvì vậy, quyền lực của nh à nước - quyền lực của thể chế cộng đồng xã hội - làquyền lực phái sinh, bắt nguồn từ quyền lực nhân dân. Quyền lực nhà nước khôngphải của bản thân thể chế nhà nước, mà thuộc về cộng đồng xã hội, quốc gia dântộc đã tổ chức nên nhà nước. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực. Để thực hiện quyền lực đó, nhândân đã uỷ quyền, trao một phần quyền lực của mình cho nhà nước thực hiệnthông qua các thể chế nhà nước. Nhưng điều này không đồng nhất quyền lựcnhân dân với quyền lực nhà nước. Nhân dân cũng không bao giờ trao to àn bộquyền lực của mình cho nhà nước, vẫn giữ lại những quyền quyết định về nhữngvấn đề trọng đại của quốc gia, dân tộc. Điều 21 Hiến pháp 1946 quy định “Nhândân phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ vận mệnh quốc gia theoĐiều 32 và 70”. Theo Điều 70 Hiến pháp 1946, việc sửa đổi Hiến pháp phải tuântheo cách thức: do hai phần ba tổng số nghị viện y êu cầu. Để sửa đổi Hiến pháp,Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi. Những điều thay đổi khiđã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải được đưa ra toàn dân phúc quyết. Nhưvậy, trong mối quan hệ giữa nhân dân và Nghị viện nhân dân thì quyền lực nhândân cao hơn quyền lực Nghị viện và nhân dân là người quyết định cuối c ùng vềHiến pháp của mình, không một cơ quan nào có quyền đó. Chính điều này quyếtđịnh tính tối cao của Hiến pháp và bảo đảm cho sự ổn định, trường tồn của Hiếnpháp. Sự ổn định, trường tồn của Hiến pháp l à sự bảo đảm ổn định h ướng đi củaquốc gia, dân tộc. Điều 32 Hiến pháp quy định: Những việc quan hệ đến vậnmệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quy ết, nếu hai phần ba tổng số nghị viênđồng ý. Cách thức phúc quyết sẽ do luật định. Hiến pháp tuy không liệt k ê nhữngvấn đề nào là vấn đề hệ trọng của đất n ước, nhưng đối chiếu với những quy địnhcủa Hiến pháp sau này và theo thông lệ các quốc gia trên thế giới có thể nhậnthấy, những vấn đề hệ trọng của đất n ước như: quyết định chiến tranh và hòabình; quyết định sự thay đổi, cho thu ê lãnh thổ quốc gia, hay việc gia nhập liênbang. Tất cả các quy định này của Hiến pháp đã thể hiện sự phân công, phối hợpgiữa quyền lực nhân dân với tư cách là cả cộng đồng quốc gia, dân tộc, bao gồmtất cả các dân tộc, giai cấp, tầng lớp c ùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam vớiNhà nước - một thể chế do nhân dân thành l ập nên, đồng thời thể hiện quan điểmvề sự kiểm soát của quyền lực nhân dân đối với quyền lực nh à nước. Quyết địnhcuối cùng trong trường hợp nói trên thuộc vào quyền lực nhân dân. Về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân có thể biểuhiện như sau: a) Quyền lực nhân dân là cái toàn thể tối cao. b) Quyền lực nhà nước - một bộ phận của quyền lực nhân dân do nhân dân traocho Nhà nước - là một thể chế do cộng đồng thực hiện. Ngoài việc trao quyền lựccho Nhà nước, nhân dân còn trao quyền lực của mình cho các thể chế xã hội khác(các thể chế xã hội công dân). c) Nhân dân giữ lại một phần quyền lực của mình để thực hiện, không trao chobất cứ một thể chế cộng đồng nào, cụ thể là quyền phúc quyết, quyền quyết địnhnhững vấn đề trọng đại của đất nước. 2. Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1959 Trên cơ sở quan điểm quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước đã được thiếtlập trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 19 ...

Tài liệu có liên quan: