Danh mục tài liệu

Quyền tham gia của trẻ em vào các hoạt động đầu tư công trình và dịch vụ công cộng tại Quảng Thái – Thừa Thiên Huế và Cà Dy - Quảng Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 831.23 KB      Lượt xem: 78      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Quyền tham gia của trẻ em vào các hoạt động đầu tư công trình và dịch vụ công cộng tại Quảng Thái – Thừa Thiên Huế và Cà Dy - Quảng Nam được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng trẻ em tham gia vào các hoạt động đầu tư công trình và dịch vụ công cộng tại địa phương, từ đó xác định các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền tham gia của trẻ em vào các hoạt động đầu tư công trình và dịch vụ công cộng tại Quảng Thái – Thừa Thiên Huế và Cà Dy - Quảng Nam Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 130, Số 6A, 2021, Tr. 109–121; DOI: 10.26459/hueunijssh.v130i6A.6108 QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH VÀ DỊCH VỤ CÔNG CỘNG TẠI QUẢNG THÁI – THỪA THIÊN HUẾ VÀ CÀ DY - QUẢNG NAM Hồ Lê Phi Khanh1*, Trương Quang Hoàng1, Đặng Thị Lan Anh1, Võ Chí Tiến1, Nguyễn Thị Ngọc Bé2, 1 Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Tp. Huế, Việt Nam 2 Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế, 34 Lê Lợi, Tp. Huế, Việt Nam Tóm tắt. Thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các hoạt động đầu tư công trình, dịch vụ công cộng nói riêng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các chương trình đó, đồng thời thực hành tốt hơn quyền của trẻ em. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá thực trạng trẻ em tham gia vào các hoạt động đầu tư công trình và dịch vụ công cộng tại địa phương, từ đó xác định các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia đó. Thông qua việc sử dụng các công cụ để thu thập thông tin như phỏng vấn người am hiểu, thảo luận nhóm, phỏng vấn trẻ em, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cán bộ địa phương nhận thức tốt về sự tham gia của trẻ em đồng thời đã có những hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong việc đầu tư công trình và dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động trên còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó cán bộ địa phương và bản thân trẻ em thiếu thông tin, thiếu kiến thức và thiếu kỹ năng về vấn đề này. Nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp cho chính quyền địa phương và trẻ em nhằm tăng cường thực hành quyền tham gia của trẻ em trong hoạt động đầu tư công trình và dịch vụ công cộng. Từ khóa: Dịch vụ công cộng, đầu tư công trình, quyền tham gia, trẻ em 1. Đặt vấn đề Quyền tham gia của trẻ em là một trong 4 nhóm quyền quan trọng được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989 [1]. Theo đó, Công ước này quy định rằng các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do bày tỏ những quan điểm về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng *Liên hệ: khanhhl@crdvietnam.org Nhận bài: 05-11-2020; Hoàn thành phản biện: 28-12-2020; Ngày nhận đăng: 17-3-2021 Hồ Lê Phi Khanh và cs Tập 130, Số 6A, 2021 đến trẻ em, những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích ứng với độ tuổi và độ trưởng thành của trẻ em [2]. Từ thực tiễn trên, nhiều quốc gia đã xây dựng các chương trình hành động vì trẻ em nhằm tăng cường sự tham gia của trẻ em vào tiến trình ra quyết định, phát triển các chính sách có liên quan, cũng như sự đóng góp của trẻ em cho gia đình và cộng đồng [3]. Mặc dù khái niệm sự tham gia của trẻ em khá đa dạng tùy thuộc vào từng bối cảnh, tuy nhiên các khái niệm đều có điểm chung là hướng đến việc trẻ em tham vấn, đóng góp ý kiến, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến chúng [4] [5]. Theo Thomas [6], sự tham gia của trẻ em được xem là tiến trình đóng góp vào việc ra quyết định và thực hiện các hoạt động có liên quan hoặc có ảnh hưởng đến trẻ em, hoặc theo Vis, Strandbu [7], sự tham gia của trẻ em mang ý nghĩa là tham vấn nhằm tìm hiểu các quan điểm của trẻ em và đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách hoặc thực hành theo cách trực tiếp. Một khái niệm khác về sự tham gia của trẻ em nhấn mạnh rằng trẻ em tham gia vào các hoạt động thông qua việc chuyển giao quyền lực thực, từ đó trẻ em đưa ra các quyết định liên quan đến chúng [8] Đánh giá sự tham gia của trẻ em trong nghiên cứu này được kết hợp từ các cách đánh giá/ đo lường được phát triển bởi Alderson and Montgomery [9], Kirby, Lanyon [10] và Rutherford, Arakelyan [15], theo đó mức độ tham gia của trẻ em sẽ được đánh giá theo bốn mức độ: (1) không tham gia; (2) được thông báo, (3) được tham vấn; (4) chủ trì thực hiện. Đối với cách tiếp cận này, có thể sử dụng nhiều cấp độ để đánh giá sự tham gia vào các thời điểm khác nhau và trong các bối cảnh khác nhau. Trọng tâm của nghiên cứu này xem xét vấn đề tham gia của trẻ em trong mối liên hệ với các hoạt động đầu tư công trình – dịch vụ công cộng có liên quan đến trẻ em. Cụ thể khái niệm về đầu tư công trình là “hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” [11]. Trong mối liên hệ với sự tham gia của trẻ em, các công trình được xác định có liên quan đến trẻ em bao gồm: trường học, sân chơi, nhà văn hóa, các tuyến đường trẻ em đi học hằng ngày, các cơ sở trạm y tế. Bên cạnh đó, khái niệm dịch vụ công là những dịch vụ phục vụ chung cho mọi người. Dịch vụ công cộng được nêu trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng chủ yếu bao gồm: giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; y tế; văn hóa; thể dục thể thao. Tuy nhiên, Lê [12] cho rằng “những hoạt động của các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được Nhà nước uỷ quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi; đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội”, và dịch vụ công bao gồm dịch vụ sự nghiệp công (hoặc phúc lợi công cộng), dịch vụ công ích và dịch vụ hành chính công, đồng thời nhấn mạnh là không được lẫn lộn với hoạt động công vụ (civil services) là hoạt động hàng ngày của bộ máy công quyền. Khái niệm trên cho t ...