Danh mục tài liệu

Quyết định 104/2003/QĐ-BTM

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.29 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyết định 104/2003/QĐ-BTM về việc ban hành quy chế xây dựng và quản lý chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia do Bộ Thương mại ban hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định 104/2003/QĐ-BTM BỘ THƯƠNG MẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 104/2003/QĐ-BTM Hà Nội, ngày 24 tháng 1 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 104/2003/QĐ-BTM NGÀY 24/01/2003 BAN HÀNH QUY CHẾ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠICăn cứ Nghị định số 95/CP ngày 04/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;Căn cứ Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ về một số giảipháp để triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002, QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xây dựng và quản lý chương trìnhxúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Mai Văn Dâu (Đã ký) QUY CHẾ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2003/QĐ-BTM ngày 24/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia (sau đây gọi tắt là chương trình)là chương trình xúc tiến thương mại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề nghịcủa Bộ Thương mại nhằm phát triển xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóaViệt Nam, tập trung cho các hàng hóa trọng điểm và thị trường trọng điểm.Hàng năm Bộ Thương mại công bố Danh mục các hàng hóa trọng điểm và thị trườngtrọng điểm.Điều 2. Phạm vi điều chỉnh.Quy chế này quy định việc đề xuất, thẩm định và quản lý việc thực hiện chương trình xúctiến thương mại trọng điểm quốc gia.Điều 3. Đối tượng áp dụng.1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo các quy định củapháp luật và được xác định là đơn vị tham gia chương trình xúc tiến thương mại trọngđiểm quốc gia.2. Các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các Hiệp hội ngànhhàng; các Tổng công ty ngành hàng được chỉ định làm đầu mối chủ trì thực hiện chươngtrình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.Điều 4. Yêu cầu đối với chương trình.1. Nhằm mục đích tăng trưởng xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ViệtNam; phù hợp với định hướng phát triển xuất khẩu quốc gia trong từng thời kỳ; ưu tiêncho các hàng hóa trọng điểm và thị trường trọng điểm được công bố hàng năm.2. Phù hợp với nội dung hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm theo hướng dẫn tạimục 1 Phần II Thông tư số 86/2002/TT-BTC ngày 27 tháng 9 năm 2002 của Bộ Tàichính.3. Khả thi và hợp lý trên các phương diện: phương thức triển khai; thời gian, tiến độ triểnkhai; nguồn lực về con người, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật.4. Đối với một số hoạt động dưới đây, ngoài những yêu cầu quy định tại khoản 1, 2, 3, 4Điều này, còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:a) Tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài:- Đối với hội chợ, triển lãm đa ngành phải có quy mô tối thiểu 20 gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3 m) hoặc 18 doanh nghiệp tham gia.- Đối với hội chợ, triển lãm chuyên ngành phải có quy mô tối thiểu 10 gian hàng tiêuchuẩn hoặc 8 doanh nghiệp tham gia.b) Tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm trong nước:- Đối với hội chợ, triển lãm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải có ít nhất 350gian hàng tiêu chuẩn hoặc 300 doanh nghiệp tham gia.- Đối với hội chợ, triển lãm tại các địa phương khác phải có ít nhất 250 gian hàng tiêuchuẩn hoặc 200 doanh nghiệp tham gia; riêng hội chợ, triển lãm tại các địa phương cóđường biên giới với các nước láng giềng phải có quy mô tối thiểu là 120 gian hàng tiêuchuẩn hoặc 90 doanh nghiệp tham gia.c) Tổ chức hoặc tham gia đoàn khảo sát thị trường, giao dịch thương mại ở nước ngoài:- Đối với đoàn đa ngành phải có tối thiểu 18 doanh nghiệp tham gia.- Đối với đoàn chuyên ngành phải có tối thiểu 8 doanh nghiệp tham gia.d) Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu cho doanhnghiệp phải có tối thiểu 50 học viên.Điều 5. Cơ quan chủ trì chương trình.1. Cơ quan chủ trì chương trình là tổ chức được chỉ định làm đầu mối xây dựng và chủ trìviệc thực hiện chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.2. Cơ quan chủ trì chương trình phải đáp ứng các yêu cầu sau:a) Là các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; các hiệp hội ngànhhàng; các Tổng công ty ngành hàng được thành lập và hoạt động theo quy định của phápluật Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.b) Có bộ máy đủ năng lực để tổ chức thực hiện chương trình.c) Thực hiện chương trình nhằm mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp, không nhằmmục đích lợi nhuận.Điều 6. Đơn vị tham gia chương trình.Đơn vị tham gia chương trình là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đượcthành lập theo các quy định của pháp luật.Chương 2: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNHĐiều 7. Đề xuất chương trình.Các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; các hiệp hội ngành hàng;các Tổng công ty ngành hàng là cơ quan đầu mối đề xuất chương trình gửi về Bộ Thươngmại (nội dung đề xuất chương trình theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Quy chếnày).Chương trình năm sau được gửi về Bộ Thương mại trước ngày 30 tháng 8 của năm trướcnăm kế hoạch.Điều 8. Tiếp nhận và thẩm định chương trình.1. Bộ Thương mại giao cho Cục Xúc tiến thương mại tiếp nhận đề xuất ch ...