Danh mục tài liệu

Quyết định 24/2006/QĐ-BXD của Bộ Xăy dựng

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 85.00 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyết định 24/2006/QĐ-BXD của Bộ Xăy dựng về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Bộ Xây dựng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định 24/2006/QĐ-BXD của Bộ Xăy dựng QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 24/2006/QĐ-BXD NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 2006 BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA BỘ XÂY DỰNG BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quiđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ trưởng Vụ Pháp chế, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA) của Bộ Xây dựng’’. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Điều 3. Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòngBộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm thi hành Quyết định này. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Hồng Quân QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA BỘ XÂY DỰNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2006/QĐ-BXD ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quy chế này điều chỉnh hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triểnchính thức (bao gồm viện trợ không hoàn lại và vốn cho vay ưu đãi của các Nhà tài trợ quốc tế,sau đây gọi tắt là ODA). Quy chế này áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng trong việc vận động ,tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn ODA. Điều 2. Các nguyên tắc cơ bản về vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODAcủa Bộ Xây dựng Hoạt động vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA dựa trên các nguyên tắc sau: 1. Khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc Bộ, căn cứ theo chức năng nhiệmvụ của mình, tích cực và chủ động trong việc vận động thu hút các dự án ODA phục vụ chonhiệm vụ quản lý nhà nước của Ngành và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 2. Tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA phải đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vàkhả năng trả nợ, phù hợp với khả năng tiếp nhận của các đơn vị thực hiện; 3. Các chương trình/dự án ODA phải được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo đúng quyđịnh của pháp luật nhằm hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủvà mục tiêu phát triển của Ngành Xây dựng; 4. Phân định rõ trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị và phát huytính chủ động của đơn vị thực hiện chương trình/dự án; 5. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý chương trình/dự án do các đơn vị thuộc Bộ thựchiện. Chương II XÂY DỰNG DANH MỤC VÀ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH/ DỰ ÁN ODA Điều 3. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA của Ngành Xây dựng 1. Nguồn vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên cho các chương trình/dự án thuộc cáclĩnh vực sau: a) Chiến lược, định hướng phát triển Ngành Xây dựng; b) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho Bộ Xây dựng và hỗ trợ cải cách hành chính;nâng cao năng lực thể chế( tổ chức, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, soạn thảo văn bản quyphạm pháp luật); c) Quy hoạch và phát triển đô thị; d) Quy hoạch và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp nước, thoát nước và vệ sinh môitrường…); e) Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới ; f) Một số lĩnh vực khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. 2. ODA vay ưu đãi được ưu tiên cho các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực xử lýnước thải, xử lý chất thải rắn, vệ sinh môi trường, cấp nước, thoát nước, nâng cấp và pháttriển đô thị, nhà ở cho người có thu nhập thấp và các chương trình/dự án có quy mô lớn, thuhồi vốn chậm và các dự án chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến. ODA vay ưu đãi có hai phần, phần vốn hỗ trợ kỹ thuật phục vụ cho công tác tư vấn,chuẩn bị chương trình/dự án do Bộ giao cho một Ban quản lý thực hiện ; phần vốn vay dànhcho đầu tư công trình do các địa phương làm Chủ dự án trực tiếp quản lý và sử dụng, tuỳ từngtrường hợp cụ thể Ban quản lý của Bộ có thể thực hiện vai trò Ban Điều phối trung ương hỗtrợ các địa phương thực hiện dự án. Điều 4. Xây dựng Danh mục chương trình/ dự án ODA 1. Đề xuất chương trình/dự án ODA: Hàng năm, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành và chức năng, nhiệmvụ của đơn vị mình, các đơn vị chủ động đề xuất danh mục chương trình, dự án cần thu hút,vận động viện trợ ODA kèm theo đề cương sơ bộ gửi về Vụ Kế hoạch thống kê để tổng hợpvà Vụ Hợp tác Quốc tế để vận động tài trợ. 2. Lựa chọn chương trình/dự án ODA: Vụ Kế hoạch Thống kê chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế và các Vụ chuyênngành, tổng hợp danh mục chương trình/dự án ODA báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét và có vănbản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xin tài trợ ODA. Điều 5. Vận động ODA Vụ Hợp tác Quốc tế là đơn vị đầu mối, phối hợp với Vụ Kế hoạch Thống kê, Vụchuyên ngành và các đơn vị thuộc Bộ tiến hành vận động ODA trên cơ sở: - Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA của ngành Xây dựng; - Danh mục chương trình/dự án ODA ưu tiên thu hút, vận động đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt. - Các lĩnh vực ưu tiên của các Nhà tài trợ song phương và đa phương đối với ngành Xâydựng. - Các dự án đột xuất không nằm trong danh mục phê duyệt có nhu cầu sử dụng nguồnviện trợ ODA của các đơn vị thuộc Bộ. Chương III CHUẨN BỊ, THẨ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: