Danh mục tài liệu

Quyết định 460/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế

Số trang: 11      Loại file: doc      Dung lượng: 156.00 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyết định 460/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình Thanh tra thuế
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định 460/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔNG CỤC THUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- --------------------- Số: 460/QĐ-TCT Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành quy trình thanh tra thuế ---------------------- TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ Căn cứ Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15/6/2004; Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành mộtsố điều của Luật Quản lý thuế; Căn cứ Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 48/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban và văn phòng thuộc Tổng cục Thuế; Xét đề nghị của Trưởng Ban Thanh tra Tổng cục Thuế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thanh tra thuế. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế nội dung thanh tra thuế trongQuyết định số 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quytrình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Điều 3. Cục Trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng các Ban và Đơnvị tương đương thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: TỔNG CỤC TRƯỞNG - Như điều 3; (Đã ký) - Lãnh đạo Bộ Tài chính (để báo cáo); - Lãnh đạo Tổng cục Thuế; - Thanh tra tài chính; - Lưu: VT,TTr. Đặng Hạnh Thu QUY TRÌNH THANH TRA THUẾ (Ban hành kèm theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Tổng cục Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế) Phần I QUI ĐỊNH CHUNG 1. Mục đích của quy trình 1.1. Tạo sự thống nhất trong việc thực hiện công tác thanh tra trong toàn ngành thuế nhằm pháthiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế. 1.2. Nâng cao việc quản lý cán bộ thanh tra thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao làm cơsở đánh giá phân loại cán bộ thanh tra. 1.3. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá công tác thanh tra thuế góp phần nângcao hiệu quả công tác quản lý thuế. 2. Phạm vi áp dụng của quy trình. Quy trình thanh tra thuế được áp dụng cho bộ phận thanh tra, cán bộ thanh tra thuế thuộc Cơ quanTổng cục thuế và Cục thuế thực hiện thanh tra thuế đối với người nộp thuế. 3. Giải thích từ ngữ. 3.1. Bộ phận thanh tra bao gồm Thanh tra thuộc Cơ quan Tổng cục Thuế và các Phòng Thanh trathuộc Cục thuế. 3.2. Ngày làm việc trong quy trình này được tính liên tục trừ các ngày nghỉ theo quy định của phápluật. Phần II QUI ĐỊNH CỤ THỂ I. LẬP KẾ HOẠCH THANH TRA NĂM. Bước 1. Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế. Bộ phận thanh tra thuế và cán bộ thanh tra thuế thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từcác nguồn thông tin, dữ liệu sau: 1. Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của ngành thuế. - Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế; - Báo cáo tài chính doanh nghiệp; - Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. - Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế. 2. Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của các cơ quan thuộc ngành Tài chính như: Hải quanvà Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tài chính; Uỷ ban chứng khoán; Cục quản lý giá... 3. Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan: + Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra chính phủ + Từ các cơ quan quản lý thuộc Bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề kinh doanh... + Thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí... 4. Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế. Bước 2. Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra. 1. Khi đánh giá, phân tích lựa chọn đối tượng để lập kế hoạch thanh tra thuế, bộ phận thanh trathuế và cán bộ thanh tra thuế phải dựa vào các căn cứ sau: - Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế và thang điểm từng tiêu chí. Hệ thống tiêu chí xác địnhrủi ro về thuế và thang điểm từng tiêu chí Tổng cục Thuế sẽ có văn bản hướng dẫn riêng. - Định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Cơ quan Thuế cấp trên. 2. Lãnh đạo bộ phận thanh tra thuế tổng hợp danh sách Người nộp thuế theo mức độ rủi ro về thuếtừ cao xuống thấp và cân đối với nguồn nhân lực của bộ phận thanh tra để xác định số lượng Người nộpthuế đưa vào kế hoạch thanh tra. Bước 3. Trình, duyệt kế hoạch thanh tra thuế năm. 1. Chậm nhất đến ngày 20 tháng 12 năm trước, Lãnh đạo bộ phận thanh tra phải trình Thủ trưởngCơ quan Thuế duyệt kế hoạch thanh tra năm sau. 2. Chậm nhất đến ngày 30 tháng 12 năm trước Thủ trưởng Cơ quan Thuế duyệt xong kế hoạchthanh tra năm sau. 3. Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan Thuế duyệt kế hoạch thanh tr ...