Danh mục tài liệu

Quyết định số 03/QĐ-UB

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.26 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyết định số 03/QĐ-UB về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, quan hệ công tác, chế độ sinh hoạt của Hội đồng kiểm tra xử lý nhà thành phố và các ngành các cấp do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định số 03/QĐ-UB ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NAM ------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------- Số: 03/QĐ-UB Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 1982 QUYẾT ĐỊNHVỀ VIỆC QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, QUAN HỆ CÔNG TÁC, CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CỦA HỘI ĐỒNG KIỂM TRA XỬ LÝ NHÀ THÀNH PHỐ VÀ CÁC NGÀNH CÁC CẤP ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chánh các cấp ngày 27-10-1962 ;- Xét đề nghị của các đồng chí Chủ tịch Hội đồng kiểm tra xử lý nhà thành phố, Giámđốc Sở quản lý Nhà đất và công trình công cộng và Trưởng ban Tổ chức chánh quyềnthành phố ; QUYẾT ĐỊNHĐiều 1. - Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, quan hệ công tác và chế độ sinh hoạt của cácHội đồng kiểm tra xử lý nhà thành phố và các ngành, các cấp như sau :A- HỘI ĐỒNG KIỂM TRA, XỬ LÝ NHÀ THÀNH PHỐI. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN :Theo Quyết định số: 140/QĐ-UB ngày 15-7-1981, Ủy ban nhân dân thành phố thành lậpHội đồng kiểm tra, xử lý nhà thành phố. Nhiệm vụ của Hội đồng được xác định là : giúpỦy ban nhân dân thành phố tổ chức cho các ngành các cấp đăng ký lại việc sử dụng nhàcửa và kiểm tra lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc xử lý, điềuchỉnh nhà cửa.a) Nhiệm vụ cụ thể :1. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố cho các ngành, các cấp trong thành phố quán triệtchủ trương, chánh sách, biện pháp thực hiện Chỉ thị 216/TTg của Thủ tướng Chánh phủđể có sự tự giác kê khai đăng ký nhà cửa, điều chỉnh, giao nộp lại nhà cửa, diện tích sửdụng không hợp lý, không hợp pháp.2. Tiến hành kiểm tra, thẩm tra tình hình sử dụng nhà cửa của tất cả các cơ quan đơn vị,các ngành, các cấp và nhân dân trong thành phố, trực tiếp kiểm tra các trọng điểm nhằmphát hiện lãng phí trong việc sử dụng nhà cửa, chiếm dụng nhà cửa bất hợp pháp và mọivi phạm khác đối với quy định về sử dụng nhà cửa.3. Dựa vào chế độ, chánh sách, tiêu chuẩn sử dụng nhà cửa và quy hoạch của thành phốvề nhà cửa, kiểm tra xem xét các phương án xử lý nhà cửa của các ngành, các cấp, baogồm cả việc sắp xếp lại, điều chỉnh về thu hồi nhà cửa, để đề nghị Ủy ban nhân dân thànhphố xét duyệt. Sau khi phương án được phê chuẩn đôn đốc kiểm tra việc thực hiện.4. Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố xử lý cụ thể các loại nhà cửa quy mô lớn, cónhiều vướng mắc phải do nhiều ngành, nhiều cơ quan hiệp đồng mới giải quyết được như: khách sạn, nhà khách, biệt thự...5. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các vụ tranh chấp nhà cửa không thuộcquyền hạn giải quyết các cấp, các ngành.6. Tổ chức thực hiện các quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về kiểm tra, xử lýnhà cửa và kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp có liên quan thi hành.7. Sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, xử lý nhà cửa từng đợt để rút kinh nghiệm phát huynhững mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc nhằm bảo đảm thực hiện Chỉ thị 216/TTg.b) Quyền hạn :1. Được mời các ngành, các cấp họp và báo cáo về kiểm tra, xử lý nhà cửa.2. Được tham gia các cuộc họp của các ngành, các cấp bàn về kiểm tra, xử lý nhà cửa.3. Được quyền kiểm tra trực tiếp, tại chỗ việc sử dụng bất cứ nhà cửa nào xét thấy cầnthiết.4. Trong khi làm nhiệm vụ kiểm tra được quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân xuất trìnhđầy đủ giấy tờ, tài liệu phục vụ công tác kiểm tra và yêu cầu các ngành, các cấp có sự hỗtrợ cần thiết.5. Được quyền kiến nghị với các ngành, các cấp về mọi vấn đề thuộc nội dung kiểm tra,xử lý nhà cửa, yêu cầu đình chỉ xử lý, ngăn ngừa mọi vi phạm vè chánh sách, chế độquản lý sử dụng nhà cửa và yêu cầu các tổ chức, cá nhân thuộc các ngành, các cấp chobiết tình hình sai phạm cùng các biện pháp khắc phục sai phạm đó.6. Được quyền kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố, và qua Ủy ban nhân dân thànhphố, với các Bộ, Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng Nhà nước về mọi vấn đề nhằm tăngcường công tác quản lý nhà cửa trong thành phố.7. Các thành viên Hội đồng có quyền thảo luận, biểu quyết các vấn đề thuộc nội dungkiểm tra, xử lý nhà cửa để giúp cho Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.II. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA HỘI ĐỒNG :a) Chế độ sinh hoạt :Hội đồng họp thường kỳ mỗi tháng 1 lần. Ngoài ra họp bất thường khi cần thiết, cuộc họpdo Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì. Nội dung sinh hoạt của Hộiđồng do Thường trực Hội đồng chuẩn bị và gởi trước cho các thành viên Hội đồng.b) Quan hệ công tác :- Giữa Hội đồng với Ủy ban nhân dân thành phố :Hội đồng kiểm tra, xử lý nhà là một tổ chức tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban tổ chứcthực hiện Chỉ thị 216, kiểm tra, giám sát đôn đốc các ngành các cấp thực hiện, đồng thờigiúp Ủy ban xem xét phê chuẩn các phương án xử lý, điều chỉnh, thu hồi nhà cửa, xử lýđúng mức các hành động trái với Chỉ thị 216.Hội đồng thảo luận, quyết nghị các vấn đề kiểm ta, xử lý nhà cửa để trình Ủy ban hân dânthành phố quyết định.- Giữa Hội đồng và các thành viên đại diện ngành trong Hội đồng :Đối với công tác kiểm tra, xử lý, Hội đồng chỉ xem xét các vấn đề lớn, phức tạp, có liênquan đến nhiều ngành, để kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố. Hội đồng không làmthay nhiệm vụ chức năng của ngành, (kể cả ngành nhà đất). Việc kiểm tra, xử lý thườngxuyên các công việc về nhà cửa vẫn do ngành nhà đất cùng các cơ quan liên quan giảiquyết.Các thành viên tham gia Hội đồng kiểm tra, xử lý nhà tùy theo chức năng, nhiệm vụ củangành mình, sử dụng lực lượng của ngành để phục vụ yêu cầu thực hiện Chỉ thị 216 vàtham gia sinh hoạt tập thể của Hội đồng, biểu quyết công việc của Hội đồng.Riêng ngành quản lý nhà đất, vốn là cơ quan tham mưu của Ủy ban nhân dân thành phố,có trách nhiệm cùng với tổ chuyên viên giúp cho H ...