Quyết định số 2065/2021/QĐ-BYT ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C. Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định số 2065/2021/QĐ-BYT BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2065/QĐ-BYT Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM GAN VI RÚT C BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾCăn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;Theo ý kiến của Hội đồng chuyên môn nghiệm thu sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn chẩn đoán, điều trịbệnh viêm gan vi rút C được thành lập tại Quyết định số 5314/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 của Bộtrưởng Bộ Y tế;Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C”thay thế “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C” ban hành kèm theo Quyết định số5012/QĐ-BYT ngày 20/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.Điều 2. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C áp dụng cho tất cả các cơ sở khám,chữa bệnh Nhà nước và tư nhân trên cả nước.Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.Điều 4. Các ông, bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanhtra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trựcthuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ,ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. BỘ TRƯỞNGNơi nhận: THỨ TRƯỞNG- Như Điều 4;- Bộ trưởng (để báo cáo);- Các Thứ trưởng (để biết);- Website Bộ Y tế, website Cục QLKCB;- Lưu: VT, KCB. Nguyễn Trường Sơn HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM GAN VI RÚT C(Ban hành kèm theo Quyết định số 2065/QĐ-BYT ngày 29 tháng 04 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)1. ĐẠI CƯƠNGBệnh viêm gan vi rút C là bệnh truyền nhiễm do vi rút viêm gan C (Hepatis C Virus: HCV) gây ra. HCVcó cấu trúc di truyền là sợi đơn RNA, thuộc họ Flaviviridae. HCV có 6 kiểu gen: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Mỗikiểu gen lại chia thành nhiều dưới nhóm khác nhau. Ở Việt Nam, kiểu gen thường gặp nhất là 1 và 6.Các kiểu gen 2 và 3 ít gặp hơn. HCV chủ yếu lây qua đường máu, ngoài ra còn lây qua đường tìnhdục, mẹ truyền sang con. Hiện tại, chưa có vắc xin phòng bệnh viêm gan vi rút C.Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017, trên thế giới có 71 triệu người bị viêm gan vi rútC mạn trong đó 14 triệu người sống ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi viêm gan vi rút là nguyênnhân hàng đầu gây tử vong trong số các bệnh truyền nhiễm.Việt Nam là nước có gánh nặng về bệnh gan đứng thứ 2 trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Ướctính năm 2017, nước ta có 991.153 người bị nhiễm HCV mạn trong đó có 6.638 người tử vong dobệnh gan liên quan đến HCV.2. CHẨN ĐOÁN VIÊM GAN VI RÚT C2.1. Triệu chứng2.1.1. Lâm sàng- Phần lớn người nhiễm HCV không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi có biểu hiện xơ gan. Đôi khicó mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, đau nhẹ hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa, đau cơ,...- Có thể có các biểu hiện ngoài gan như: đau khớp, viêm khớp, viêm da, tóc dễ gãy rụng,cryoglobulinemia (globulin lạnh trong máu), đau cơ, bệnh cơ tim, viêm cầu thận tăng sinh màng, ...2.1.2. Cận lâm sàng- Anti-HCV là xét nghiệm ban đầu để xác định tình trạng nhiễm HCV.+ Anti-HCV dương tính trong các trường hợp đã hoặc đang nhiễm HCV.+ Trong trường hợp viêm gan vi rút C cấp ở giai đoạn sớm anti-HCV có thể âm tính và HCV RNAdương tính.+ Một số trường hợp nhiễm HCV ở người suy giảm miễn dịch nặng như người nhiễm HIV, ngườichạy thận nhân tạo, người điều trị các thuốc ức chế miễn dịch có thể có anti-HCV âm tính vì thế nênđược làm xét nghiệm HCV RNA để khẳng định nhiễm HCV khi có các biểu hiện lâm sàng của bệnhgan (AST/ALT tăng, …).- HCV RNA định tính dương tính hoặc định lượng HCV RNA trên ngưỡng phát hiện: khẳng địnhnhiễm HCV.- Trong trường hợp không làm được HCV RNA, HCVcAg (HCV core Antigen) dương tính xác địnhnhiễm HCV.- Xơ hóa gan: Tình trạng xơ hóa gan được đánh giá bằng các phương pháp không xâm lấn như chỉđiểm sinh hoá (APRI, FIB4, FibroTest ...) hay siêu âm đàn hồi (FibroScan, ARFI...). (Phụ lục 1).- Xét nghiệm sinh hóa gan như ALT, AST có thể bình thường hoặc tăng; số lượng tiểu cầu, thời gianprothrombin, INR, albumin, bilirubin bình thường hoặc bất thường phụ thuộc vào tình trạng nặng củaviêm gan hoặc xơ gan- Trường hợp có biến chứng ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular Carcinoma: HCC): AFP,AFP-L3, PIVKA-II có thể tăng; siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ vùng bụng có hình ảnhkhối u gan.2.2. Chẩn đoán xác định2.2.7. Viêm gan vi rút C cấp- Thời gian nhiễm HCV dưới 6 tháng: có chuyển đảo huyết thanh từ anti-HCV âm tính sang anti-HCVdương tính- Có tiền sử phơi nhiễm với nguồn bệnh- Không có biểu hiện lâm sàng hoặc có biểu hiện của viêm gan cấp: mệt, vàng mắt, vàng da,...- AST, ALT thường tăng.- HCV RNA: dương tính sau 2 tuần phơi nhiễm.- Anti-HCV có thể âm tính trong vài tuần đầu hoặc dương tính sau 8-12 tuần phơi nhiễm.Chẩn đoán nhiễm HCV cấp khi (1) có chuyển đảo anti-HCV từ âm tính sang dương tính hay (2) anti-HCV âm tính nhưng HCV RNA dương tính ở người có cơ địa miễn dịch bình thường.2.2.2. Viêm gan vi rút C mạn- Thời gian nhiễm HCV > 6 tháng- Có hoặc không có biểu hiện lâm sàng.- Anti- HCV dương tính và HCV RNA dương tính hoặc HCV core-Ag dương tính.- ...
Quyết định số 2065/2021/QĐ-BYT
Số trang: 14
Loại file: doc
Dung lượng: 330.50 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quyết định 2065/2021/QĐ-BYT Số 2065/2021/QĐ-BYT Quyết định số 2065/2021/QĐ-BYT Bệnh viêm gan vi rút C Điều trị bệnh viêm gan CTài liệu có liên quan:
-
Cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C
7 trang 14 0 0 -
Bài giảng Cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C - BS. Lê Mạnh Hùng
32 trang 12 0 0 -
5 trang 10 0 0
-
Bài giảng Tổng quan về viêm gan virus C: Dịch tễ học - lâm sàng - cận lâm sàng
46 trang 10 0 0