QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 44/2012/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG
CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015,
tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 76/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và Hệ thống tổ chức tìm kiếm
cứu nạn của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực
lượng phòng cháy và chữa cháy,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về phạm vi, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động và bảo đảm điều
kiện cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy và các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ.
Điều 3. Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện cứu nạn, cứu hộ đối với các tình huống
quy định tại Điều 12 Quyết định này và các quy định của pháp luật có liên quan xảy ra
trên địa bàn quản lý.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa
cháy
1. Thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ phải được báo kịp thời, chính xác
cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số điện thoại 114 hoặc lực lượng
phòng cháy và chữa cháy khác quy định tại Điều 5 Quyết định này, đồng thời báo cho
chính quyền địa phương và Công an nơi gần nhất.
2. Việc cứu nạn, cứu hộ phải được tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ
và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người.
3. Khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an toàn đối với người, phương tiện tham
gia cứu nạn, cứu hộ và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài
sản.
Chương 2.
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỨU NẠN, CỨU HỘ
Điều 5. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ gồm:
1. Lực lượng dân phòng.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Điều 6. Cơ quan thường trực cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa
cháy
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là lực lượng chuyên nghiệp thường trực
cứu nạn, cứu hộ.
Điều 7. Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng
1. Cứu nạn, cứu hộ đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trên địa bàn quản lý và tham gia cứu
nạn, cứu hộ ở địa bàn khác khi được yêu cầu.
2. Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ; vận động quần chúng tham gia
cứu nạn, cứu hộ.
3. Tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho nhân dân trên địa
bàn.
4. Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản
lý.
Điều 8. Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
1. Cứu nạn, cứu hộ đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trong cơ sở và tham gia cứu nạn, cứu
hộ ở ngoài cơ sở khi được yêu cầu.
2. Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên
trong cơ sở.
3. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân
viên trong cơ sở.
4. Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ của cơ sở.
Điều 9. Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực Iượng phòng cháy và chữa cháy chuyên
ngành
1. Cứu nạn, cứu hộ ban đầu đối với các tai nạn, sự cố xảy ra thuộc phạm vi quản lý và
tham gia ở ngoài phạm vi quản lý khi được huy động.
2. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho các cơ quan, đơn vị
trong ngành.
3. Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân
viên trong ngành.
4. Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ của ngành.
Điều 10. Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy
1. Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin các sự cố, tai nạn, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ
2. Tham mưu cho Bộ Công an và chính quy ...
Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 184.17 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN CÔNG BỐ VĂN BẢN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH HƯỚNG DẪN TIÊU CHÍ THI HÀNH LUẬT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢTài liệu có liên quan:
-
Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND
9 trang 140 0 0 -
Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg
5 trang 115 0 0 -
6 trang 67 0 0
-
1 trang 56 0 0
-
9 trang 52 0 0
-
7 trang 47 0 0
-
3 trang 46 0 0
-
7 trang 45 0 0
-
11 trang 43 0 0
-
15 trang 41 0 0