Danh mục tài liệu

Quyết định số 5175/2021/QĐ-BYT

Số trang: 16      Loại file: doc      Dung lượng: 188.50 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quyết định số 5175/2021/QĐ-BYT ban hành phê duyệt tài liệu Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định số 5175/2021/QĐ-BYT BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ­­­­­­­ Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 5175/QĐ­BYT Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2021   QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU “HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI PHÒNG VẮT, TRỮ SỮA MẸ  TẠI NƠI LÀM VIỆC” BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ­CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm  vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ­CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi  tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ  lao động; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ ­ Trẻ em ­ Bộ Y tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc” kèm  theo Quyết định này. Điều 2. Tài liệu “Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc” là căn cứ để  các cơ sở có sử dụng lao động nữ triển khai thực hiện. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ ­ Trẻ em, Cục  trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Thủ trưởng các đơn vị liên quan của Bộ Y tế; Giám đốc  Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách  nhiệm thi hành Quyết định này./.   KT. BỘ TRƯỞNG  Nơi nhận: THỨ TRƯỞNG ­ Như Điều 4; ­ Bộ trưởng (để báo cáo); ­ Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo); ­ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; ­ Bộ Lao động ­Thương binh và Xã hội; ­ Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế; ­ Sở Y tế các tỉnh, Tp; ­ Lưu: VT, BM­TE. Nguyễn Trường Sơn   HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP VÀ VẬN HÀNH PHÒNG VẮT, TRỮ SỮA MẸ TẠI NƠI LÀM VIỆC (Ban hành kèm theo Quyết định số: 5175/QĐ­BYT ngày 09 tháng 11 năm 2021)   MỤC LỤC I. Căn cứ xây dựng hướng dẫn II. Hướng dẫn thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc 1. Xác định vị trí để lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ 2. Số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ 3. Tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ 4. Truyền thông và tập huấn về việc thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ 5. Quản lý vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ 6. Sắp xếp lịch sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ và lao động thay thế khi lao động nữ nghỉ để vắt,  trữ sữa mẹ 7. Giám sát, đánh giá và thu thập phản hồi người lao động Phụ lục 1. Danh mục tài liệu truyền thông Phụ lục 2. Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Phụ lục 3. Bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày Phụ lục 4. Biểu mẫu đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ Phụ lục 5. Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ Phụ lục 6. Khảo sát về việc sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ Phụ lục 7. Mẫu báo cáo hoạt động phòng vắt, trữ sữa mẹ hằng quý   I. Căn cứ xây dựng hướng dẫn Hiện nay, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Tại Việt Nam, lao động  nữ chiếm gần một nửa (48%) lực lượng lao động cả nước. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao  động của Việt Nam ở mức cao ­ khoảng 72%, cao hơn đáng kể so với khu vực Đông Á ­ Thái  Bình Dương (61%) và thế giới (50%). Phụ nữ cần được hỗ trợ khi họ đang cùng lúc phải thực  hiện cả hai vai trò công việc và chăm sóc con. Đặc biệt, giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ  dưới hai tuổi, lao động nữ cần các chính sách và biện pháp hỗ trợ thiết thực của nhà nước, cơ sở  y tế, nơi làm việc, gia đình và cộng đồng để chăm sóc sức khỏe thai sản và nuôi con bằng sữa  mẹ, đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Luật Lao động sửa đổi năm 2012 quy định lao động nữ được nghỉ thai sản 6 tháng giúp người  mẹ có điều kiện tốt hơn để nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu và  chăm sóc con tốt hơn. Việc thực hiện tốt các chính sách và can thiệp hỗ trợ, khuyến khích  NCBSM đã góp phần cải thiện đáng kể tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (tăng từ 19%  năm 2010 lên 45% năm 2020). Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến hai tuổi vẫn  còn thấp, chỉ ở mức 26% (năm 2020). Một trong những nguyên nhân là do lao động nữ chưa  được hỗ trợ tại nơi làm việc để duy trì nuôi con bằng sữa mẹ khi quay trở lại làm việc sau thời  gian nghỉ thai sản. Các hỗ trợ này bao gồm việc tạo điều kiện của người sử dụng lao động, sự  hỗ trợ của tổ chức công đoàn trong việc lắp đặt phòng vắt, trữ sữa và bố trí thời gian để lao  động nữ được vắt, trữ sữa tại nơi làm việc. Một trong những đầu tư hiệu quả của doanh nghiệp ...