
Rạn san hô Việt Nam – Nâng cao chất lượng cuộc sống ven bờ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rạn san hô Việt Nam – Nâng cao chất lượng cuộc sống ven bờ Vấn đề Tiêu điểm Số 3 • Tháng 7, 2006Rạn san hô Việt Nam – Nâng cao chất lượng cuộc sống ven bờCác vấn đềViệt Nam có sự đa dạng đặc biệt về san hô, nhất là ởkhu vực ven bờ biển miền Trung. Mặc dù chỉ chiếmkhoảng 1,1% diện tích rạn san hô vùng Đông Nam Ánhưng Việt Nam lại có tới 90% các loài san hô (hơn 350loài) của vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, và ít nhất cũngcó 390 loài cá rạn.Đồng thời, Việt Nam cũng còn là một “điểm nóng” về đadạng sinh học – với 25% các rạn san hô có nguy cơcao, gấp 8 lần mức trung bình của khu vực Đông NamÁ.Mối nguy hại cho các rạn san hô của Việt Nam xuất pháttừ những yếu tố tương tự như ở nhiều quốc gia khác:đánh bắt quá mức, đánh bắt hủy diệt (dùng thuốc nổ,hoá chất), lắng đọng trầm tích và ô nhiễm, khai thác sanhô, bão tố, sinh trường tràn lan các loài hải miên, pháttriển quá mức tảo biển, sự xâm lấn bộc phát của saobiển gai, và việc sử dụng nguồn lợi thiếu kiểm soát, kể cả việcphát triển du lịch đại trà.Phần lớn những tác động này đều do con người tạo ra, hoặc được thúc đẩy bởi các hoạt động của conngười. Chúng làm suy giảm những lợi ích mà các rạn san hô đem lại cho Việt Nam – cung cấp thực phẩm,việc làm, bảo vệ bờ biển khỏi xói mòn và những thiệt hại do các trận bão lớn. Các rạn san hô cũng tạo tiềmnăng đáng kể trong khai thác các sản phẩm mới từ thiên nhiên, quan trọng đối với y tế và công nghiệp.Một thách thức đặc biệt đối với công tác quản lý rạn san hô là nhiều lợi ích của chúng không mang nhữnggiá trị thị trường trực tiếp, và phương pháp định giá các giá trị phi thị trường thành tiền vẫn còn đang đượcxây dựng. Hơn nữa, cũng không dễ dàng để diễn giải những giá trị này và đôi khi còn có những kết luậnkhác nhau. Hạn chế này làm cho việc xây dựng chính sách, quy hoạch và quản lý hỗ trợ tài chính cho cácrạn san hô càng khó khăn hơn.Mặc dù vậy, rõ ràng các giá trị đó là đáng kể. Việc thử nghiệm định giá rạn san hô cụm đảo Hòn Mun ở tỉnhKhánh Hòa, Việt Nam cho thấy các dịch vụ giải trí liên quan đến rạn san hô tạo ra nguồn thu tài chính lớnhơn so với sự tăng trưởng các ngành khác của địa phương như phát triển cảng biển. Khi các cơ hội tănglên (năm 2006 du lịch biển ở Việt Nam đã tăng lên hơn 20 phần trăm so với năm 2005), và nếu được quảnlý khôn khéo, thì các giá trị còn tăng nữa.Những mối đe dọa xuyên biên giới đối với các rạn san hô của Việt NamNhững mối đe dọa xuyên biên giới xuất hiện ở các quy mô khác nhau và khó quản lý hơn nhiều so với cáctác động địa phương. Các đe dọa đó bao gồm những hoạt động ở các tỉnh của Việt Nam, với khoảng cáchđến vùng rạn khác nhau, cơ chế hành pháp thiếu đồngbộ, và hiệu quả quản lý môi trường khác nhau.Một số mối đe dọa bắt nguồn từ đất liền: phá rừng, tiêuthoát trầm tích từ các con sông, ô nhiễm từ nông nghiệpvà công nghiệp do các hóa chất bao gồm các sản phẩmhyđrô-cácbon và dầu khí, cũng như chất thải rắn do cácdòng đại dương vận chuyển.Sự hủy hoại sinh cảnh các vùng đất ngập nước ven biểnlà những khu vực sinh sản của một số loài cá rạn cũngđặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng. Các tác động thịtrường, đầu tư và phát triển xuất phát từ bên ngoài vùngven biển có thể là nguyên nhân tạo ra những áp lực lớnlên nguồn tài nguyên rạn san hô.Ở cấp độ khu vực, ô nhiễm và rác biển trong vùng BiểnĐông (Biển Nam Hoa), và hoạt động đánh bắt trái phép,bừa bãi và lén lút cả ở trong và ngoài vùng biển của Việt Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)Vấn đề Tiêu điểm Số 3 • Tháng 7, 2006Nam đều đe dọa tới các rạn san hô.Ở cấp độ toàn cầu, sự biến đổi khí hậu đã làm gia tăng sự axit hóa đại dương, sự mất canxi của các vùngrạn, tăng nhiệt độ không khí và đại dương, dâng cao mực nước biển và làm biển đổi thời tiết và các quy luậtbão. Các vùng rạn của Việt Nam đã có hiện tượng tẩy trắng san hô nghiêm trọng. Sự phát triển tràn lan củacác sinh vật xâm lấn và gây bệnh cũng làm tăng các mối đe dọa. Những mối đe dọa đang gia tăng nàykhông thể chỉ giải quyết một cách cục bộ mà cần sự phối hợp, có chiến lược và sự ủng hộ ở các cấp từ địaphương tới toàn cầu.Quản lý và bảo tồnTừ nhiều năm nay, các phương thức bảo tồn và quản lýrạn san hô đều tập trung giải quyết những áp lực trựctiếp và có tính địa phương đối với các vùng rạn ví dụnhư khai thác thủy sản và phát triển vùng bờ cục bộ, ônhiễm từ đất liền và du lịch địa phương. Những phươngthức này được xây dựng theo cách quản lý dựa vàocộng đồng và mang tính địa phương. Ở một số quốc gianhững cách thức này có truyền thống lâu đời và đượclồng ghép chặt chẽ với văn hóa địa phương.Các nỗ lực toàn cầu cũng đã dẫn đến thành lập các khubảo vệ với các chức năng và tên gọi khác nhau, ví dụ:Khu bảo tồn biển, Khu bảo vệ biển, Vùng cấm đánh bắt,Công viên biển, cả đơn lẻ và theo mạng lưới.Những khu này đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
môi trường biển bảo vệ môi trường biển hướng dẫn bảo vệ môi trường biển cẩm nang bảo vệ môi trường biển kinh nghiệm bảo vệ môi trường biểnTài liệu có liên quan:
-
5 trang 159 0 0
-
Đề tài Nghiên cứu xác định front trong toàn khu vực biển Đông
74 trang 157 0 0 -
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 114 0 0 -
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường biển: Phần 1
154 trang 103 0 0 -
Công nghệ bê tông cho các công trình biển: Phần 2
126 trang 98 0 0 -
60 trang 56 0 0
-
Công nghệ bê tông cho các công trình biển: Phần 1
89 trang 54 0 0 -
Phát triển ngành khai thác thủy sản tỉnh Quảng Trị
13 trang 51 0 0 -
Bài giảng về Kinh tế môi trường
69 trang 51 0 0 -
18 trang 50 0 0
-
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường biển: Phần 2
216 trang 47 0 0 -
Những điều cần chú ý dành cho ngư dân đánh bắt xa bờ: Phần 2
115 trang 46 0 0 -
Đánh giá sức chịu tải môi trường của khu du lịch biển Sầm Sơn và những khuyến nghị về chính sách
8 trang 45 0 0 -
Đề cương ôn tập môn Thủy văn và phòng chống thiên tai
40 trang 44 0 0 -
Quyết định số 3589/QD-UBND Tỉnh Khánh Hòa
2 trang 42 0 0 -
Phòng và chống ô nhiễm dầu trên biển: Kinh nghiệm Nhật Bản và bài học cho Việt Nam
5 trang 42 0 0 -
Bài tiểu luận: VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
10 trang 42 0 0 -
Tìm hiểu về đất, biển, trời Việt Nam: Phần 1
210 trang 40 0 0 -
Báo cáo thực tập môn học Môi trường biển: Phần quan trắc khí tượng hải văn ven bờ
24 trang 38 0 0 -
Tiểu luận: Thực trạng ô nhiễm môi trường biển Việt Nam và một số nguyên nhân gây ra thực trạng đó
18 trang 38 0 0