Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.46 MB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết gồm có những luận điểm chính sau: Thí dụ của các hội đồng ngân sách độc lập, “Nhà nước lớn” hay “Nhà nước nhỏ” (Những thay đổi cơ cấu), “Nhà nước năng động” hay “nhiều tự do hơn cho thị trường” (Chính sách tài khóa ngắn hạn), vai trò của nhà kinh tế. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?Tác phẩm dịch DC-13Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lậpvà hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?Kornai JánosNguyễn Quang A dịch© 2011 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sáchTác phẩm dịch DC-13Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà NộiRanh giới giữa phân tích kinh tế độc lậpvà hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?Kornai JánosNguyễn Quang A1 dịchQuan điểm được trình bày trong bài nghiên cứu này là của (các) tác giả và không nhất thiếtphản ánh quan điểm của người dịch và VEPR.1Email: anguyenquang@gmail.comMục lụcThí dụ của các hội đồng ngân sách độc lập……………………………………………………….1“Nhà nước lớn” hay “Nhà nước nhỏ” (Những thay đổi cơ cấu)…….…………………………….2“Nhà nước năng động” hay “nhiều tự do hơn cho thị trường” (Chính sách tài khóa ngắn hạn)….5Vai trò của nhà kinh tế……………………………………………………..……………………...7Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lậpvà hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?Thí dụ của các hội đồng ngân sách độc lập⃰Kornai JánosViệc viết các lập luận dưới đây được thúc đẩy bởi việc người ta mời tôi mở đầu một cuộc hội thảo. †Trong ngày càng nhiều nước, trong đó có Hungary của chúng ta, đã hình thành các hội đồng ngân sáchđộc lập với chính phủ và với các đảng chính trị, và các cộng tác viên hàng đầu của các hội đồng này tụtập tại Budapest để trao đổi kinh nghiệm. Thí dụ đạo Luật, mà theo đó Hội đồng Ngân sách Hungaryđược lập ra, quy định – và dư luận cũng mong đợi – rằng Hội đồng phải độc lập với chính phủ mọi thờivà độc lập với đảng cầm quyền và các đảng đối lập, và hãy đứng xa các cuộc chiến chính trị nội địa.Tôi giả thiết rằng các quy định pháp lý và những mong đợi ở các nước khác cũng tương tự.Tôi đã thử suy nghĩ kỹ: tính độc lập này có nghĩa là gì? Ranh giới giữa hoạt động chính trị liênquan đến công việc tài khóa và hoạt động phân tích tài khóa độc lập nằm ở đâu? Nói chung liệu có thểvạch ra đường ranh giới như vậy hay không?Trong khi các lập luận của tôi, theo ngôn từ, chỉ liên quan trực tiếp đến phạm vi vai trò của một loạiđịnh chế độc lập đặc biệt, điều tôi muốn nói là tổng quát hơn và có thể áp dụng – với những sự hiệuchỉnh cần thiết – cho các định chế độc lập khác nữa. Vì thế, tôi cũng cố gắng để đừng công bố bài viếtnày trong một tạp chí chuyên ngành tài chính tiền tệ, mà công bố nó trong tạp chí đến với giới rộng hơncủa những người quan tâm đến công việc chung.⃰Hol a határ a független közgazdasági elemzés és az aktív politikai tevékenység között?A független költségvetési tanácsok példája.Mozgó Világ, 2010/5 tr. 3-7Nguyễn Quang A dịch† Dưới sự tổ chức của Hội đồng Ngân sách Hungary, hội thảo “Các tổ chức Tài chính Độc lập” đã diễn ra ngày 18 và 19tháng Ba năm 2010 tại Budapest. Đầu tiên Tổng thống Sólyom László đã chào mừng hội thảo; sau đó là đến bài phátbiểu mà là cơ sở cho bài viết này.Kornai János: Ranh giới ở đâu?“Nhà nước lớn” hay “nhà nước nhỏ”(Những thay đổi cơ cấu)Tôi bắt đầu các lập luận của mình bằng phân tích các vấn đề của những thay đổi cơ cấu căn bản và củanhững cải cách sâu rộng. Tranh luận xảy ra trên khắp thế giới: trọng lượng, kích thước và ảnh hưởngđến công việc kinh tế của nhà nước nên là bao nhiêu? Cần đến “nhà nước lớn” hay “nhà nước nhỏ” haynhà nước có kích thước ở giữa? Nhiều sự kiện có ý nghĩa lớn đã đưa câu hỏi này lên chương trình nghịsự.Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trọng lượng của nhà nước đã vô cùng lớn. Sự sụp đổ của chủ nghĩacộng sản đã dẫn đến sự giảm mạnh mẽ vai trò của nhà nước một cách không thể tránh khỏi tại các nềnkinh tế hậu xã hội chủ nghĩa.Trước hết ở Tây và Bắc Âu, việc duy trì nhà nước phúc lợi đã vấp phải những khó khăn kinh niên,và đã bắt đầu việc thu hẹp những đảm lãnh trách nhiệm của nhà nước.Trong khi hai thay đổi lịch sử lớn được nhắc đến, chỉ theo hướng giảm vai trò của nhà nước, cũng cócác hiện tượng thúc đẩy tăng vai trò của nhà nước. Khảo sát các nguyên nhân của khủng hoảng kinh tếhiện thời nhiều người cho rằng một nguyên nhân của khủng hoảng là, nhà nước đã rút lui một cách tháiquá khỏi việc điều tiết nền kinh tế. Có các hệ quả tài khóa cụ thể của bất cứ sự mở rộng hay thu hẹpnào của hoạt động nhà nước. Tỷ số chi tiêu của chính phủ trên GDP – trong cách tiếp cận đầu tiên – làmột chỉ số tốt về tỷ trọng của nhà nước là bao nhiêu.Việc quy định vai trò của nhà nước là một quyết định chính trị. Trong thực tế người ta không đưa racác quyết định liên quan đến “tổng trọng lượng” của nhà nước, người ta nói về về điều này đúng hơnchỉ trong các khẩu hiệu chính trị. Thế nhưng các quyết định cụ thể có thể ra đời về phải tăng hay giảmtỷ lệ lương hưu mà nhà nước đảm bảo và tài trợ qua hệ thống hưu bổng bên trong tổng thu nhập tuổigià của dân cư. Hay một thí dụ khác: phải tăng hay giảm tỷ lệ tài trợ bằng tiền công cộng bên trongtổng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Các quyết định này phải được đưa ra trong khung khổ của quátrình chính trị, phù hợp với hiến pháp và luật pháp của nước được nói đến, với sự chú ý đến các truyềnthống của quá trình chính trị.Các quyết định chính trị – nếu phù hợp với các nguyên tắc – dựa trên sự lựa chọn giá trị. Sự bảođảm quyền tự do cá nhân và khả năng lựa chọn, sự đoàn kết với các thành viên khác của cộng đồng, sự2 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?Tác phẩm dịch DC-13Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lậpvà hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?Kornai JánosNguyễn Quang A dịch© 2011 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sáchTác phẩm dịch DC-13Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà NộiRanh giới giữa phân tích kinh tế độc lậpvà hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?Kornai JánosNguyễn Quang A1 dịchQuan điểm được trình bày trong bài nghiên cứu này là của (các) tác giả và không nhất thiếtphản ánh quan điểm của người dịch và VEPR.1Email: anguyenquang@gmail.comMục lụcThí dụ của các hội đồng ngân sách độc lập……………………………………………………….1“Nhà nước lớn” hay “Nhà nước nhỏ” (Những thay đổi cơ cấu)…….…………………………….2“Nhà nước năng động” hay “nhiều tự do hơn cho thị trường” (Chính sách tài khóa ngắn hạn)….5Vai trò của nhà kinh tế……………………………………………………..……………………...7Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lậpvà hoạt động chính trị tích cực, ở đâu?Thí dụ của các hội đồng ngân sách độc lập⃰Kornai JánosViệc viết các lập luận dưới đây được thúc đẩy bởi việc người ta mời tôi mở đầu một cuộc hội thảo. †Trong ngày càng nhiều nước, trong đó có Hungary của chúng ta, đã hình thành các hội đồng ngân sáchđộc lập với chính phủ và với các đảng chính trị, và các cộng tác viên hàng đầu của các hội đồng này tụtập tại Budapest để trao đổi kinh nghiệm. Thí dụ đạo Luật, mà theo đó Hội đồng Ngân sách Hungaryđược lập ra, quy định – và dư luận cũng mong đợi – rằng Hội đồng phải độc lập với chính phủ mọi thờivà độc lập với đảng cầm quyền và các đảng đối lập, và hãy đứng xa các cuộc chiến chính trị nội địa.Tôi giả thiết rằng các quy định pháp lý và những mong đợi ở các nước khác cũng tương tự.Tôi đã thử suy nghĩ kỹ: tính độc lập này có nghĩa là gì? Ranh giới giữa hoạt động chính trị liênquan đến công việc tài khóa và hoạt động phân tích tài khóa độc lập nằm ở đâu? Nói chung liệu có thểvạch ra đường ranh giới như vậy hay không?Trong khi các lập luận của tôi, theo ngôn từ, chỉ liên quan trực tiếp đến phạm vi vai trò của một loạiđịnh chế độc lập đặc biệt, điều tôi muốn nói là tổng quát hơn và có thể áp dụng – với những sự hiệuchỉnh cần thiết – cho các định chế độc lập khác nữa. Vì thế, tôi cũng cố gắng để đừng công bố bài viếtnày trong một tạp chí chuyên ngành tài chính tiền tệ, mà công bố nó trong tạp chí đến với giới rộng hơncủa những người quan tâm đến công việc chung.⃰Hol a határ a független közgazdasági elemzés és az aktív politikai tevékenység között?A független költségvetési tanácsok példája.Mozgó Világ, 2010/5 tr. 3-7Nguyễn Quang A dịch† Dưới sự tổ chức của Hội đồng Ngân sách Hungary, hội thảo “Các tổ chức Tài chính Độc lập” đã diễn ra ngày 18 và 19tháng Ba năm 2010 tại Budapest. Đầu tiên Tổng thống Sólyom László đã chào mừng hội thảo; sau đó là đến bài phátbiểu mà là cơ sở cho bài viết này.Kornai János: Ranh giới ở đâu?“Nhà nước lớn” hay “nhà nước nhỏ”(Những thay đổi cơ cấu)Tôi bắt đầu các lập luận của mình bằng phân tích các vấn đề của những thay đổi cơ cấu căn bản và củanhững cải cách sâu rộng. Tranh luận xảy ra trên khắp thế giới: trọng lượng, kích thước và ảnh hưởngđến công việc kinh tế của nhà nước nên là bao nhiêu? Cần đến “nhà nước lớn” hay “nhà nước nhỏ” haynhà nước có kích thước ở giữa? Nhiều sự kiện có ý nghĩa lớn đã đưa câu hỏi này lên chương trình nghịsự.Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trọng lượng của nhà nước đã vô cùng lớn. Sự sụp đổ của chủ nghĩacộng sản đã dẫn đến sự giảm mạnh mẽ vai trò của nhà nước một cách không thể tránh khỏi tại các nềnkinh tế hậu xã hội chủ nghĩa.Trước hết ở Tây và Bắc Âu, việc duy trì nhà nước phúc lợi đã vấp phải những khó khăn kinh niên,và đã bắt đầu việc thu hẹp những đảm lãnh trách nhiệm của nhà nước.Trong khi hai thay đổi lịch sử lớn được nhắc đến, chỉ theo hướng giảm vai trò của nhà nước, cũng cócác hiện tượng thúc đẩy tăng vai trò của nhà nước. Khảo sát các nguyên nhân của khủng hoảng kinh tếhiện thời nhiều người cho rằng một nguyên nhân của khủng hoảng là, nhà nước đã rút lui một cách tháiquá khỏi việc điều tiết nền kinh tế. Có các hệ quả tài khóa cụ thể của bất cứ sự mở rộng hay thu hẹpnào của hoạt động nhà nước. Tỷ số chi tiêu của chính phủ trên GDP – trong cách tiếp cận đầu tiên – làmột chỉ số tốt về tỷ trọng của nhà nước là bao nhiêu.Việc quy định vai trò của nhà nước là một quyết định chính trị. Trong thực tế người ta không đưa racác quyết định liên quan đến “tổng trọng lượng” của nhà nước, người ta nói về về điều này đúng hơnchỉ trong các khẩu hiệu chính trị. Thế nhưng các quyết định cụ thể có thể ra đời về phải tăng hay giảmtỷ lệ lương hưu mà nhà nước đảm bảo và tài trợ qua hệ thống hưu bổng bên trong tổng thu nhập tuổigià của dân cư. Hay một thí dụ khác: phải tăng hay giảm tỷ lệ tài trợ bằng tiền công cộng bên trongtổng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Các quyết định này phải được đưa ra trong khung khổ của quátrình chính trị, phù hợp với hiến pháp và luật pháp của nước được nói đến, với sự chú ý đến các truyềnthống của quá trình chính trị.Các quyết định chính trị – nếu phù hợp với các nguyên tắc – dựa trên sự lựa chọn giá trị. Sự bảođảm quyền tự do cá nhân và khả năng lựa chọn, sự đoàn kết với các thành viên khác của cộng đồng, sự2 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế học Nghiên cứu kinh tế Phân tích kinh tế độc lập Hoạt động chính trị tích cực Vai trò của nhà kinh tế Chính sách tài khóa ngắn hạnTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 628 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 350 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 trang 277 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 1 - TS. Vũ Kim Dung
126 trang 252 7 0 -
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 trang 231 0 0 -
Đề tài báo cáo ' Xác định nhu cầu bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân văn giang - tỉnh hưng yên '
10 trang 208 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Văn Dần
133 trang 204 1 0 -
13 trang 187 0 0
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Lê Khương Ninh
45 trang 169 0 0 -
Giáo trình môn học Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp)
46 trang 123 0 0