Danh mục tài liệu

RANH GIỚI NHÒE GIỮA VĂN HỌC LÃNG MẠN VÀ VĂN HỌC HIỆN THỰC

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.58 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong văn học, lãng mạn và hiện thực là hai khái niệm thường được cho là có ý nghĩatrái ngược nhau và thường được gắn liền với nhau trong quan hệ đối kháng. Tuy nhiên,thực tiễn văn học cho thấy có sự giao thoa, xâm nhập lẫn nhau giữa hai hiện tượng vănhọc này với nhiều mức độ khác nhau. Điều này có nghĩa là ranh giới giữa văn học lãngmạn và văn học hiện thực không phải là bất di bất dịch. Thế nhưng, việc nhìn nhận ranhgiới này hãy còn gây không ít tranh cãi trong lí luận,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
RANH GIỚI NHÒE GIỮA VĂN HỌC LÃNG MẠN VÀ VĂN HỌC HIỆN THỰCTạp chí Khoa học 2012:22b 138-144 Trường Đại học Cần Thơ RANH GIỚI NHÒE GIỮA VĂN HỌC LÃNG MẠN VÀ VĂN HỌC HIỆN THỰC 1 Nguyễn Thị Hồng Hạnh ABSTRACTIn the literature, romance and reality are two concepts which are often said to havecontradictory meanings and associated with each other in antagonistic relations.However, the practice of literature shows that there is interference, mutual penetrationbetween these literary issues with many different levels. This means that the boundarybetween romantic literature and reality literature is not immutable. However, recognizingthis boundary still causes controversy in some controversies, literary criticism. Therefore,the recognition of blurred boundary between romantic literature and reality literature isnecessary to survey both past literary and contemporary literature.Keywords: blurred boundary, romance, reality, literature trend, creation composition,writing style, aestheticismTitle:Blurred boundary between romantic literature and real literature TÓM TẮTTrong văn học, lãng mạn và hiện thực là hai khái niệm thường được cho là có ý nghĩatrái ngược nhau và thường được gắn liền với nhau trong quan hệ đối kháng. Tuy nhiên,thực tiễn văn học cho thấy có sự giao thoa, xâm nhập lẫn nhau giữa hai hiện tượng vănhọc này với nhiều mức độ khác nhau. Điều này có nghĩa là ranh giới giữa văn học lãngmạn và văn học hiện thực không phải là bất di bất dịch. Thế nhưng, việc nhìn nhận ranhgiới này hãy còn gây không ít tranh cãi trong lí luận, phê bình văn học. Vì lẽ đó, việccông nhận ranh giới nhòe giữa văn học lãng mạn và văn học hiện thực là cần thiết đểkhảo sát văn học quá khứ và nhận diện văn học đương đại.Từ khóa: ranh giới nhòe, lãng mạn, hiện thực, trào lưu văn học, phương pháp sángtác, kiểu sáng tác, tính chất thẩm mĩ1 MỞ ĐẦUNhư một định mệnh, hai khái niệm lãng mạn và hiện thực được sinh ra là để gắnbó với nhau trong mối quan hệ lúc thì đan quyện, bổ sung cho nhau, lúc lại tươngphản, bài xích nhau. Do vậy, giữa chúng luôn tồn tại một ranh giới, nhưng đó làmột ranh giới nhòe lẫn. Khảo sát văn học với các cấp độ khác nhau từ trào lưu,phương pháp sáng tác, kiểu sáng tác cho đến tính chất thẩm mĩ, chúng ta sẽ nhậnthấy sự hiện diện của ranh giới ấy.2 RANH GIỚI NHÒE2.1 Giữa hai trào lưu văn học, hai phương pháp sáng tácXét hai khái niệm lãng mạn và hiện thực với tư cách là hai trào lưu văn học, haiphương pháp sáng tác, chúng ta sẽ thấy rất rõ quan hệ tương phản. Vào cuối thế kỉ1 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ138Tạp chí Khoa học 2012:22b 138-144 Trường Đại học Cần ThơXVIII, chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện như là một sự phản ứng chống lại chủ nghĩacổ điển, trào lưu đã ngự trị trong văn học trước đó. Nó đề cao cái tôi cá nhân vớinhững tình cảm chủ quan của con người, chủ trương thoát ly cuộc sống thực tếbằng nhiều con đường để tìm đến cõi mộng, vứt bỏ mọi quy ước cứng nhắc để giảiphóng cho văn học,... Với tôn chỉ ấy, thế giới mà văn học lãng mạn miêu tả ítnhiều xa lạ với cuộc sống thực tế, nhân vật mà văn học lãng mạn xây dựng tỏ rakhông vừa vặn với những chuẩn mực thông thường và nghệ thuật mà văn học lãngmạn sử dụng trở nên hết sức phóng túng. Chủ nghĩa lãng mạn đã tìm được chỗđứng của mình và dần dần chấm dứt vai trò lịch sử của chủ nghĩa cổ điển do đã trảlại cho con người thế giới tình cảm phong phú, đấu tranh cho tiếng nói cá nhân vớinhững khát vọng về tình yêu và hạnh phúc, đồng thời tạo nên những cách tân táobạo về nghệ thuật.Tuy nhiên, đến lượt mình, chủ nghĩa lãng mạn lại phải nhường chỗ cho chủ nghĩahiện thực, một trào lưu xuất hiện vào đầu thế kỉ XIX. Đó là thời điểm mâu thuẫngiai cấp trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết, trên thế giới đã xuất hiện nhiều cuộc đấutranh để giải quyết mâu thuẫn này. Thực tế ấy khiến nhà văn cũng như công chúngkhông thể làm ngơ. Phong vị phương xa hay những cảnh huống trữ tình không làmngười ta quên được thực tế phũ phàng. Các ước vọng cải lương tỏ ra thiếu thuyếtphục để giải quyết các mâu thuẫn xã hội. Lòng bác ái cùng những hình mẫu conngười lí tưởng dần trở nên lạc lõng giữa cuộc sống kim tiền. Những câu thơ dudương nói đến những nỗi niềm ưu tư mơ hồ và sâu kín trở nên lạc điệu. Chính lúcđó, chủ nghĩa hiện thực ra đời như là một phản ứng chống lại chủ nghĩa lãng mạnbởi những tôn chỉ của chủ nghĩa hiện thực hoàn toàn đi ngược lại với những tônchỉ của chủ nghĩa lãng mạn đã nêu ra trước đó. Nếu như chủ nghĩa lãng mạn đềcao mộng tưởng hơn thực tại thì chủ nghĩa hiện thực yêu cầu mô tả cuộc sống mộtcách lịch sử - cụ thể. Nếu văn học lãng mạn nghiêng về tiếng nói chủ quan, tìnhcảm cá nhân thì chủ nghĩa hiện thực lại đòi hỏi nghệ sĩ phải luôn giữ thái độ kháchquan trong phản ánh. Và nếu chủ nghĩa lãng mạn chủ trương một sự tự do tuyệtđối trong nghệ thuật, thường xây dựng những nhân vật khổng lồ, những tính cáchphi thường, những tình huống cải lương thì chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi phải đạtđược mức độ điển hình trong xây dựng tính cách và hoàn cảnh, phải chân thựctrong xây dựng chi tiết nghệ thuật. Do phù hợp với bối cảnh lịch sử, do đáp ứngđược nhu cầu thẩm mĩ của công chúng lúc bấy giờ, chủ nghĩa hiện thực đã giànhđược ưu thế.Nhận thấy những ưu điểm của chủ nghĩa hiện thực, Marx và Engels đã chọn đólàm đối tượng phân tích, làm một trong những cơ sở để xây dựng học thuyết củamình cũng như xem đây như một lợi khí tinh thần trong quá trình đấu tranh cáchmạng. Những lời khen ngợi của họ đối với các tác phẩm và các nhà văn hiện thựcđã nâng cao uy tín cho văn học hiện thực chủ nghĩa, nhất là ở những nước về sautheo chế độ xã hội ch ...

Tài liệu có liên quan: