Danh mục tài liệu

Sách: 206 Bài thuốc Nhật Bản

Số trang: 163      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.48 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trị đau dạ dày hoặc đau bụng và những bệnh viêm dạ dày do thần kinh, viêm dạ dày mạn tính và mất trương lực dạ dày đôi lúc đi kèm theo những triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, chán ǎn hoặc buồn nôn, ... Ngoài ra còn làm giảm cơn đau bụng kinh, giảm đau dạ dày do ung thư.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sách: 206 Bài thuốc Nhật Bản 206 Bài thuốc Nhật BảnBài 1: AN TRUNG TáN (đau dạ dày)Thành phần và phân lượng:Quế chi 3-5, Hồi hương 1,5-2g, Súc sa 1-2g, Cam thảo1-2g,Lương khương 0,5-1g, Phục linh 0,5g.Cách dùng và lượng dùng:1. Tán:Tán cả thành bột, hòa với rượu hâm nóng, hoặc dầm loãng với nước ấm để uống,mỗi lần 1-2g . Ngày uống 2-3 lần.2. Sắc:Ngày 1 thang.Công dụng:Trị đau dạ dày hoặc đau bụng và những bệnh viêm dạ dày do thần kinh, viêmdạ dày mạn tính và mất trương lực dạ dày đôi lúc đi kèm theo những triệu chứng ợ nóng,ợ hơi, chán ǎn hoặc buồn nôn, ... Ngoài ra còn làm giảm cơn đau bụng kinh, giảm đau dạdày do ung thư.Giải thích:Theo Hòa tễ cục phương: Đây là bài thuốc giảm đau cho người đau dạ dày mạn tính, cơbụng giảm trương lực, gầy, thích ǎn ngọt.Theo Phương hàm loại tụ: Đây là chủ dược cho chứng tịch nang (mất trương lực giãn dạdày) làm giảm đau bụng do đau dạ dày, ung thư dạ dày, đau bụng kinh nguyệt kịch phát.Bài thuốc này rất có hiệu nghiệm với đau bụng do hư hàn tì vị, khí huyết không lưu thôngvới những triệu chứng: gầy, da gân cốt nhão, mạch hư hoặc yếu, đau tức vùng tim, đầybụng, ...Bài 2: Vị PHONG THANG (viêm ruột cấp , ỉa chảy )Thành phần và phân lượng:Đương quy 2,5-3g, Thược dược 3g, Xuyên khung 2,5-3g,Nhân sâm 3g, Phục linh 3-4g, Quế chi 2-3g, Túc (Thóc) 2-3g.Cách dùng và lượng dùng:Thang.Công dụng:Có tác dụng trị viêm ruột cấp và mạn tính, ỉa lỏng do bị lạnh ở những ngườicó sắc mặt kém, ngại ǎn, dễ bị mệt mỏi.Giải thích:Theo Hòa tễ cục phương: dùng cho những người bụng dạ yếu gặp lạnh là bị đi lỏng,những người mệt mỏi và suy nhược vì bị bệnh ỉa chảy mạn tính. Đại tiện ra phân sống,phân lỏng như nước, phân có mũi hoặc phân có lẫn ít máu. Trong chương về bệnh tả, lỵviết: Thuốc trị cho cả người lớn và trẻ em, phong lạnh thừa hư mà nhập vào tì vị khiếnmáu ứ thức ǎn không tiêu hóa được, dẫn tới đi tả như tháo, bụng đầy trướng, sôi bụng vàlâm râm đau, thấp độc trong tì vị tháo ra như nước đậu ép bất kể ngày đêm.Sách Vật ngô phương hàm khẩu quyết viết: Thuốc này dùng để chữa cho những người ǎnkhông tiêu dẫn tới đi ngoài và xuất huyết không ngừng, mặt mày xanh xao kéo dài.Sách Phương hàm loại tụ viết: Thuốc này dùng cho những người uống phải nước khônghợp hoặc không tiêu hóa được thức ǎn, bị đi lỏng hoặc do bụng dạ không ổn mà đi lỏng.Bài 3: Vị LINH THANG (nôn mửa ngộ độc thức ăn)Thành phần và phân lượng:Thương truật 2,5-3g, Hậu phác 2,5-3g, Trần bì 2,5-3g, Trưlinh 2,5-3g, Trạch tả 2,5-3g, Thược dược 2,5-3g, Bạch truật 2,5-3g, Phục linh 2,5-3g,Quế chi 2-2,5g, Đại táo 1,5-3g, Can sinh khương 0,5-2g, Cam thảo 1-2g, Súc sa 2g,Hoàng liên 2g (có thể không dùng Thược dược, Súc sa, Hoàng liên).Cách dùng và lượng dùng:1. Tán:Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5-2g.2. Thang.Công dụng:Trị đi ngoài, nôn mửa, trúng độc thức ǎn không tiêu, bị trúng thử, ra khí,nước, đau bụng do lạnh, viêm ruột, dạ dày cấp tính, đau bụng kèm theo miệng khát vàlượng tiểu tiện ít.Giải thích:Theo sách Vạn bệnh hồi xuân: Đây là bài thuốc kết hợp bài Ngũ linh tán và Bình vị tándùng để trị cho những người vốn dĩ khả nǎng thải nước kém, do bụng bị tổn thương chonên kém hấp thu nước, thức ǎn vào không tiêu hóa được, tháo ra như nước, người cónhững triệu chứng miệng khát, trong dạ dày óc ách nước và bụng cǎng tức, lượng nướctiểu ít.Sách Phương hàm loại tụ viết: Thuốc gồm 8 vị Hậu phác, Quất bì, Cam thảo, Thươngtruật, Trư linh, Trạch tả, Phục linh và Quế chi dùng để trị cho những người bị ngộ độcthức ǎn hoặc không tiêu hoá nổi thức ǎn mà đi tả, hoặc những người tỳ vị bất an mà đi tả.Gia vị linh thang gồm 11 vị: Thương truật, Trư linh, Phục linh, Trạch tả, Hậu phác, Quấtbì, Tô diệp thảo, Mộc hương, Bạch truật, Sinh khương, trị rất công hiệu tất cả nhữngbệnh với liều lượng tùy theo chứng bệnh, trị những người đi tả do thức ǎn không tiêu.Thuốc còn được dùng sau khi thương hàn và đặc biệt công hiệu đối với bị gió sau khi đitả.Bài 4: NHÂN TRầN CAO THANG (mày đay,miệng khát)Thành phần và phân lượng:Nhân trần cao 4-6g, Sơn chi tử 2-3g, Đại hoàng 0,8-2g.Cách dùng và lượng dùng:Thang.Công dụng:Có công dụng đối với bệnh mày đay (nettle-rush) và viêm khoang miệng ởnhững người miệng khát, tiểu tiện ít và bí đại tiện.Giải thích:Theo sách Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược, đây là một bài thuốc nổi tiếng dùng đểchữa bệnh hoàng đản, dùng trị các bệnh do phân ly thực nhiệt gây ra. Do đó, thuốc n àydùng cho những người có triệu chứng như bụng trên đầy tức, có cảm giác tức và khó chịuở vùng từ dưới tim đến vùng ngực, khô cổ bí đại tiện, bụng hơi đầy trướng, lượng tiểutiện giảm, ra mồ hôi đầu, chóng mặt da vàng, da có cảm giác ngứa khó chịu, v.v...Theo sách Phương hàm loại tụ: Nhân trần trị vàng da, Chi tử, Đại hoàng có tác dụng lợitiểu, bài thuốc trên dùng lúc bệnh sơ phát, còn sau đó phải dùng bài Nhân trần ngũ linhtán.Trong sách Thương hàn luận (phần bàn về bệnh dương minh) có viết: Những người bịbệnh dươn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: